Nghề nhà giáo luôn một nghề thiêng liêng, cao cả, cả đời theo nghề luôn sống cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục dù nghề này khiến nhiều người ái ngại chỉ vì công việc vất vả nhưng nhận chế độ mức lương khá “bèo bọt”. Vậy lý do nào để nhiều người vẫn theo nghề và vì sao chọn nghề giáo viên?
Thật sự rằng có mấy ai thực sự thành công mà không có sự dạy dỗ của thầy cô? Dù có tài giỏi nhưng cốt lõi mà bạn cần học đó chính là làm sao để nên người, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Nhân cách này hoàn thiện được ngoài gia đình thì phần công lao rất lớn nhờ thầy cô dạy bảo.
Tham khảo nhanh các mục chính
Nghề giáo viên là nghề cao quý
Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây từng có câu nói nổi tiếng “Nghề giáo viên – nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý”. Công bằng mà nói thì nghề nào cũng đáng quý vì xã hội phân công mỗi người mỗi việc, không có nghề cao quý mà chính con người mới làm nên nghề cao quý đó.
Vì sao chọn nghề giáo viên?
>>>Xem thêm: Mức lương giáo viên tiểu học Vinschool cao ngất ngưởng
Dù rằng trong xã hội có hàng trăm nghề nghiệp khác nhau nhưng nhắc đến nghề giáo, dù ở thời nào cũng vẫn được xã hội tôn vinh vì đó là nghề có vai trò rất quan trọng, giáo dục và đào tạo nên những lớp người tri thức, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp.
Nếu hỏi vì sao chọn nghề giáo viên chắc hẳn cũng có rất nhiều lý do, vì bố mẹ chọn đi theo con đường truyền thống gia đình, vì không có lựa chọn nào tốt hơn,….nhưng trên hết thì muốn theo nghề giáo đến cùng chúng ta cần rất nhiều thứ đó là sự đam mê, nhiệt huyết với nghề, là kiên nhẫn với học sinh, là tôn trọng nghề nghiệp mình theo đuổi…
Thầy cô là người có lối sống chuẩn mực từ lời ăn tiếng nói đến các mối quan hệ sống xung quanh, dù cuộc sống còn chật vật, khó khăn vì làm nghề giáo viên nhưng thầy cô luôn giữ được nếp sống giản dị, luôn hết lòng vì công việc, luôn tận tâm với nghề.
Theo cách hiểu đơn giản thì nghề sư phạm là những người thầy cô sống mẫu mực, nguyên tắc và là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Người dân Việt Nam chúng ta luôn quý trọng vô cùng những người làm nghề dạy học, chẳng vì thế mà chúng ta lại yêu mến gọi người thầy là Người giáo viên nhân dân, bởi với người thầy giáo, dạy học không chỉ có trách nhiệm là dạy chữ mà còn dạy cho học trò đạo lí làm người.
Hướng nghiệp nghề giáo viên tương lai
Khi bạn chọn theo đuổi ngành sư phạm, tùy thuộc vào trình độ, năng lực chuyên môn, bạn có thể trở thành:
- Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
- Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Giảng viên đại học, cao đẳng;
- Giáo viên dạy nghề cho các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục
Muốn ra nghề đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong môi trường sư phạm, hiện nay, bậc lương của giáo viên ở các cấp bậc cũng được nâng lên và nhu cầu cần giáo viên nhiều nhưng tỉ lệ theo học ngành này đông nên cạnh tranh tuyển dụng có phần gay gắt hơn.
>> Học sư phạm bạn sẽ có cơ hội trở thành giảng viên Cao đẳng y tế Hà Nội, xem ngay!
Ý nghĩa của nghề giáo viên
Nghề cao quý
Nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo và cho ra đời thế hệ học trò có vai trò quyết định tới sự phát triển của đất nước nên không gì có thể đếm được công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Vậy vì sao chọn nghề giáo viên?
Những người thầy cô giáo tốt là những anh hùng vô danh
>>>>Xem thêm: Lương giáo viên tiếng Nhật có cao không?
Luôn có cơ hội trau dồi, học hỏi
Nghề giáo viên được xem là một nghề vinh quang do đó để trở thành một người thầy cô chân chính bạn phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức.Bên cạnh đó người thầy cô cũng là người cần có bản lĩnh, tính nhẫn nhịn và không được cho phép mình được bất mãn trước học trò dẫn đến những tổn thương đáng tiếc. Rèn luyện mình làm sao để trở thành một người thầy cô giáo thương yêu học trò, dìu dắt các em đến sự thành công trong học tập.
Làm chủ công việc
Có thể nói, nghề nhà giáo đòi hỏi nhiều về phẩm chất đạo đức, nhân cách và thiên về sự gương mẫu chứ không chỉ là bạn có năng lực.Tuy có áp lực nhất định nhưng nghề này cũng rèn luyện cho bạn được sự chủ động trong công việc từ soạn giáo án, giảng bài, kiểm tra, chấm bài…
Để gắn bó được với nghề giáo và trở thành người thầy tốt, bạn cần có định hướng đúng năng lực và nguyện vọng của mình vì sao chọn nghề giáo viên, giải thích được nó thì bạn sẽ sống mãi với nghề này.