Văn học là một loại hình nghệ thuật đã xuất hiện từ lâu, với mục đích phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm của con người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm văn học là gì cũng như những đặc trưng của văn học.
Tham khảo nhanh các mục chính
Văn học là gì?
Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của con người và đời sống xã hội. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu và cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ.
Khái niệm văn học thường bị nhầm lẫn với văn chương. Tuy nhiên, về bản chất thì văn học mang ý nghĩa rộng hơn và bao gồm cả văn chương. Sự khác nhau giữa hai khái niệm này là văn chương thường nhấn mạnh nhiều đến tính thẩm mỹ và sự sáng tạo hay phương diện ngôn ngữ cùng nghệ thuật của ngôn từ.
Bên cạnh đó, văn chương dùng ngôn ngữ làm phương tiện chính để xây dựng lên hình tượng của nhân vật, phản ánh cũng như biểu hiện đời sống nhân vật. Đối với văn học, ngoài ngôn ngữ thì còn có thêm nhiều yếu tố khác, giúp làm nổi bật lên nội dung của tác phẩm.
Văn học có lịch sử phát triển từ lâu đời, là sự phát triển của văn học dân gian (hay văn học truyền miệng) và văn học viết. Văn học có các thể loại khác nhau như: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch bản, lý luận phê bình…
Tổng quan thông tin về khái niệm và đặc trưng văn học là gì?
Xem thêm: Thơ đường luật là gì? Một số các thể thơ đường luật phổ biến
Các yếu tố cơ bản thể hiện trong văn học
Đối với một tác phẩm văn học, các yếu tố cơ bản sẽ được thể hiện gồm có: đề tài, chủ đề, nhân vật, tương tưởng, kết cấu và ngôn từ nghệ thuật. Sự kết hợp của những yếu tố này, sẽ giúp làm nổi bật lên nội dung trong tác phẩm văn học.
Đề tài: Các nhà văn thường lựa chọn đề tài để thể hiện trong tác phẩm của mình chính là các hiện tượng đời sống. Đề tài chính là phương tiện khách quan, thể hiện nội dung của tác phẩm. Họ sẽ dùng lời văn của mình để phản ánh và miêu tả một cách trực tiếp trong tác phẩm.
Chủ đề: Chủ đề được hiểu là những cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, tác giả sẽ xây dựng lên các vấn đề cơ bản, sau đó chỉ ra vấn đề trung tâm. Từ các yếu tố này, tác giả sẽ nêu lên sự nổi bật của chủ đề và đặt ra cách thể hiện tác phẩm với những nội dung cụ thể nhất.
Nhân vật văn học: Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng. Trong tác phẩm văn học, nhân vật đôi khi được dùng với một khái niệm ẩn dụ, nó sẽ chẳng nói đến một ai cụ thể mà thay vào đó là sử dụng nhân vật hiện tượng nổi bất ở trong tác phẩm là nhân vật chính. Ví dụ: Trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc thì nhân dân là nhân vật chính của tác phẩm.
Tư tưởng tác phẩm văn học: Với một tác phẩm văn học, tư tưởng trong đó thể hiện sự nhận thức, đưa ra các lý giải và thái độ cho toàn bộ nội dung. Từ đó, nội dung của tác phẩm được cụ thể hóa và trở nên sống động hơn, các vấn đề nhân sinh cũng cho người đọc cảm nhận rõ hơn.
Ngôn từ nghệ thuật: Là những lời văn, cách diễn đạt tác giả sử dụng để làm nổi bật lên nội dung của tác phẩm đó. Trong đó, nghệ thuật được tác giả vận dụng khá nhiều từ tự sự, miêu tả… đến tường thuật. Một tác phẩm muốn đi sâu vào lòng người đọc, ngoài chủ đề và nội dung hay thì ngôn từ nghệ thuật chiếm vai trò khá quan trọng.
Kết cấu: Là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Khái niệm này thường hay bị nhầm với bố cục của tác phẩm. Bố cục là từ để chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Còn kết cấu thì thể hiện nội dung rộng và phức tạp hơn. Trong kết cấu có sự thể hiện cả tính nghệ thuật, kiến trúc của tác phẩm, còn bố cục chỉ là một phương diện mà kết cấu thể hiện.
Tổng quan thông tin về khái niệm và đặc trưng văn học là gì?
Xem thêm: Tìm hiểu về khái niệm lí luận văn học là gì?
Đặc trưng cơ bản của văn học là gì?
Đặc trưng về đối tượng phản ánh
Có nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng phản ánh của văn học. Theo các nhà mỹ học duy tâm khách quan, văn học hướng nhận thức về thế giới vĩnh hằng của Thượng đế, của cái ý niệm có trước loài người. Sự hồi tưởng, chiêm nghiệm và miêu tả cái đẹp của ý niệm tuyệt đối là đối tượng của văn học.
Bên cạnh đó, theo các nhà duy vật chủ nghĩa thì đối tượng phản ánh của văn học nằm ở trong hiện thực khách quan và đối tượng đó phải mang tính thẩm mĩ.
Nhìn chung, đặc trưng cơ bản của đối tượng phản ánh là toàn bộ cuộc sống của con người như tình cảm, tư tưởng, đạo đức của con người.
Đặc trưng về phương tiện phản ánh của văn học
Ngôn từ trong văn học có tính chính xác và điêu luyện, tạo ra được cái “thần” của sự vật, hiện tượng và chỉ ra đúng bản chất của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Ngôn từ trong văn học đòi hỏi tính chính xác cao độ, do đó đòi hỏi cả người viết lần người đọc phải có sự nhạy cảm và tinh tế.
Bên cạnh đó, ngôn từ nghệ thuật cũng cần thể hiện tính hàm súc và đa nghĩa. Ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời) để tạo ra những dư vang, nén chặt ý tạo ra sức nặng và nhiều lượng ngữ nghĩa. Đó là các biện pháp tu từ và sự chuyển nghĩa tạo nên tính đa nghĩa của văn học.
Đặc biệt, phương diện phản ánh của văn học còn có tính hình tượng. Đây được xem là đặc trưng quan trọng nhất của văn học. Tính hình tượng biểu hiện ở việc làm sống dậy hiện thực trong tâm trí độc giả, tái hiện trạng thái, truyền được sự vận động của con người, cảnh vật và toàn bộ thế giới mà tác phẩm nói tới. Ngoài ra còn biểu hiện ở sự nắm bắt những cái mơ hồ nhất, mong manh nhất chứ không chỉ dừng lại ở những cái hữu hình.
Hình tượng văn học có thể là con người hoặc là toàn bộ sự vật, hiện tượng đời sống. Tính hình tượng được nhà văn sáng tạo qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực một cách có thẩm mỹ khi ta cảm nhận được hình tượng thì mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của văn chương.
Đặc trưng về nội dung phản ánh của văn học
Nội dung phản ánh của văn học là đối tượng đã được ý thức, tái hiện có chọn lọc và khái quát trong tác phẩm và biểu hiện như là một tư tưởng về đời sống hiện thực. Đặc điểm quan trọng của nội dung văn học là khát của nhà văn muốn thể hiện một quan niệm về chân lí của đời sống.
Nội dung của văn học là cuộc sống được ý thức về mặt tư tưởng, giá trị. Nó không chỉ gắn liền về một quan niệm với chân lí của đời sống mà còn gắn liền với cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giá.
Tính phi vật thể của ngôn từ nghệ thuật
Văn học phải cảm nhận bằng tất cả tâm hồn, phải dùng trí tưởng tượng, suy luận cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn mới có thể hình dung được những sự vật, hiện tượng trong đời sống, điều đó nói lên rằng ngôn từ mang tính chất phi vật thể.
Có thể nói, vũ khí của nhà văn là ngôn từ, văn chương quan trọng nhất là chữ nghĩa, từ ngôn từ nghệ thuật ta nhận ra hiện thực, thái độ tài năng, của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được khái niệm và các đặc trưng của văn học là gì.