lí luận văn học là gì

Tìm hiểu về khái niệm lí luận văn học là gì?

Lí luận văn học là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm lí luận văn học và áp dụng khi tìm hiểu về các tác phẩm, tác giả cụ thể.

Tham khảo nhanh các mục chính

Lí luận văn học là gì?

Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội – thẩm mỹ của văn học, cũng như xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học.

Đối tượng nghiên cứu gồm các nhóm lý thuyết chính:

  • Cấu trúc tác phẩm: Bao gồm các khái niệm về chủ đề, đề tài, cảm hứng, nhân vật, tính cách, kết cấu, cốt truyện và các vấn đề phong cách học, thi pháp, ngôn ngữ, luật thơ …
  • Đặc trưng văn học: Đây là hoạt động sáng tạo tinh thần của con người bao gồm tính hình tượng, lý tưởng thẩm mỹ, tính nghệ thuật, các thuộc tính xã hội của văn học và các nguyên tắc đánh giá sáng tác văn học nói chung.
  • Quá trình văn học: Bao gồm các khái niệm chính về phong cách, thể văn học, các trào lưu, khuynh hướng văn học và các quá trình văn học nói chung.

Các nhà lí luận sẽ nghiên cứu trên các hiện tượng văn học để khái quát lên những thuật ngữ, luận điểm về các quy luật của văn học. Qua các thành quả nghiên cứu mà những người quan tâm đến văn học có thể lí giải được sâu hơn bản chất của các hiện tượng văn học như nhà văn, nhà thơ, tác phẩm, trào lưu văn học…

lí luận văn học là gìTìm hiểu về khái niệm lí luận văn học là gì?

Xem thêm: Thơ đường luật là gì? Một số các thể thơ đường luật phổ biến

Vai trò của lí luận văn học là gì?

Lý luận văn học có vai trò quan trọng bởi lý luận văn học giúp:

Xác định bản chất, các loại và thể của văn chương

Lý luận văn học giúp trả lời cho những câu hỏi liên quan đến văn chương như mục đích, tác dụng của văn chương, chỉ ra nguyên tắc hình thành và phát triển của văn chương…

Văn chương không phải tùy tiện, tùy hứng mà các tác phẩm được sáng tác đều có những nguyên tắc, có căn cứ rõ ràng và cụ thể. Những sáng tác sẽ được gom thành những nhóm có cùng loại, cùng phương pháp nhất định.

Nguyên tắc xây dựng hình tượng và điển hình

Yếu tố hình tượng khẳng định thành công của một tác phẩm văn chương. Yếu tố này biểu hiện tính nghệ thuật, phản ánh đời sống hiện thực và tạo nên những nét đặc trưng riêng của tác phẩm.

Nhận diện quy luật phản ánh hiện thực và đặc trưng của quy luật 

Lý luận văn học trả lời cho các câu hỏi như: Văn học và đời sống có quan hệ như thế nào? Văn học phản ánh hiện thực như thế nào? Những đặc trưng đó được thể hiện ra sao?…

Làm rõ chức năng thẩm mỹ của văn chương

Bất kỳ hoạt động sáng tạo nào của con người cũng có thước đo thẩm mỹ. Do đó, lý luận văn học được sinh ra chiếm lĩnh các giá trị thẩm mĩ của thế giới và tạo ra các giá trị thẩm mĩ mới.

Xác định phương pháp sáng tác, phân tích tác phẩm

Lý luận văn học còn giúp định hướng được phân tích tác phẩm là làm gì? Căn cứ vào điều gì để phân tích tác phẩm?

Bên cạnh đó chỉ ra những nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật bao quát của mối quan hệ giữa nghệ sĩ và thực tại đời sống trong quá trình xây dựng nội dung, nghệ thuật và hình tượng nhân vật.

lí luận văn học là gìTìm hiểu về khái niệm lí luận văn học là gì?

Xem thêm: Văn học Trung Đại là gì? Thể loại, đặc điểm của Văn học Trung Đại

Những câu nói lí luận văn học hay nhất

Đối với bài văn nghị luận dạng vận dụng kiến thức lí luận văn học đòi hỏi người học phải nắm kiến thức liên quan đến tác phẩm. Bên cạnh đó, để bài viết thêm phần sâu sắc thì bạn nên đưa ra những dẫn chứng, luận điểm và những trích dẫn hay có liên quan đến nội dung muốn hướng đến.

Dưới đây là một số câu nói về lí luận văn học hay của nhiều nhà văn, nhà thơ và những nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học nổi tiếng để bạn tham khảo.

  • Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. (Nguyễn Minh Châu)
  • Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (Nam Cao)
  • Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)
  • Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. (Nguyễn Tuân)
  • Nếu một tác giả không có lối đi riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn học được. (Tsêkhôp)
  • Như một hạt giống vô hình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ mảnh đời màu mở ấy nó triển khai thành một hình thức xác định, thành các hình tượng nghệ thuật đầy vẻ đẹp và sức sống.(Bêlinxki)
  • Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp. (Ai – ma – tốp)
  • Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác. (Tuốc – ghê – nhép)
  • Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. (M. Gorki)
  • Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả. (M. Gorki)
  • Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phẩn bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người. (Nguyễn Minh Châu)
  • Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. (Aimatop)
  • Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức. (Thạch Lam)
  • Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)
  • Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng…Nó làm cho người gần người hơn. (Đời Thừa – Nam Cao)
  • Nhà văn phải là nhà thư ký trung thành của thời đại. (Balzac)
  • Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)
  • Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. (Đặng Thai Mai)
  • Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)
  • Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ. (Maiacopxki)
  • Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm. (Voltaire)
  • Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi. (Puskin)
  • Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. (Bêlinxki)
  • Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy. (Tố Hữu)
  • Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình.(Tố Hữu)
  • Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn còn là điều bí mật. (Trần Đăng Khoa)
  • Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. (Sóng Hồng)
  • Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. (Sóng Hồng)
  • Thơ là thư kí chân thành của trái tim. (Duy bra lay)
  • Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay giọt nước mắt đắng cay. (Raxun Gamzatốp)
  • Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng. (Bêlinxki)
  • Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi. (Lưu Trọng Lư)

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được lí luận văn học là gì và những câu nói hay trong văn học.