nha-giao-dam-le-duc

Tìm hiểu về cuộc đời của Nhà giáo Đàm Lê Đức

Nhà giáo Đàm Lê Đức là ai? Tiểu sử và cuộc đời của nhà giáo như thế nào?… Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích về Nhà giáo Đàm Lê Đức, bạn hãy cùng đón đọc.

Tham khảo nhanh các mục chính

Tiểu sử Nhà giáo Đàm Lê Đức

Cô Đàm Lê Đức sinh ngày 09/01/1932, quê tại làng Ông Mặc, xã Đông Ngàn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Đàm Lê Đức chính là con cháu dòng Khoa bản và là hậu duệ của Danh thần đời vua Lê Thánh Tông – Đàm Huy Thận sinh năm 1463 sau đó được phong Phúc thần của nhiều địa phương ở Quảng Yên.

Cụ nội của Cô là Đàm Quang Mỹ dời gia đình về làng Lang Khê, tổng Hà Bắc, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, sau này Quảng Yên trở thành quê hương thứ 2 của Cô.

Cha đẻ của Cô là ông Đàm Quang Vinh sinh năm 1897 và đã từng làm Tri phủ Thất Khê, Tuần Phủ Lào Cai, Bố Chánh Lạng Sơn… Ông luôn là vị quan thanh liêm, thương dân. Mẹ đẻ của Cô là Lê Thị Phúc, bà là con gái của nhà thầu xây dựng ở Bắc Kỳ, mẹ Cô là người phụ nữ thông minh, nhân hậu và rất tháo vát.

nha-giao-dam-le-duc
Nhà giáo Đàm Lê Đức

Xem thêm:

Cuộc đời của Nhà giáo Đàm Lê Đức

Từ khi còn nhỏ Cô Đàm Lê Đức sống tại Phố Hàng Dầu, Hà Nội và học tiểu học năm đầu tiên tại đây.

Năm 1940, để tránh máy bay Nhật ném bom Cô đã cùng với mẹ về Quảng Yên để sinh sống. Từ đó đến năm 1943 Cô theo học ở trường tiểu học Quảng Yên.

Năm 1944: Cô học tại một trường nội trú cho nữ sinh tại tỉnh Hưng Yên.

Đến năm học 1944 – 1945: Do hoàn cảnh xã hội xảy ra nhiều biến động như nạn đói năm 1945 nên cha Cô từ quan về nhà bởi vậy gia đình không còn điều kiện cho các con ăn học, khi này Cô vừa tròn 13 tuổi.

Từ năm 1945-1949: Cô làm mọi nghề để phụ giúp gia đình kiếm sống như:

  • Nuôi tằm, xe tơ, dệt vải sau đó bán cho thương lái.
  • Cô cùng với anh trai làm việc từ đất ruộng nhà có để làm thêm những công việc như cày ruộng, cấy lúa để giúp đỡ gia đình sinh sống trong bối cảnh xã hội nghèo, đói kém…
  • Làm nghề xay xát lúa gạo bán cho các nơi làm bún, phở và lấy cám để nuôi gia cầm, nuôi heo…
  • Cùng với cha mẹ ở ngoài chợ bán bánh cuốn.

Tuy nhiên bản tính của Đàm Lê Đức ham học hỏi, sẵn trong nhà có sách chữ Nho nên cô thường mày mò học chữ Nho vào ban đêm.

Dù làm bất cứ công việc gì Cô đều rất chăm chỉ và tìm cách làm đạt hiệu quả cao nhất. Trong cô luôn quyết tâm dành thời gian để tiếp tục con đường học hành nhằm lĩnh hội thêm nhiều tri thức và mong muốn thực hiện ước mơ trở thành cô giáo. Bởi vậy cô đã hoạch định ra rằng 25 tuổi sẽ đi học trở lại.

Từ năm 1950-1954: Sau khi học may tại Trường Quang Minh cả về Tây phục lẫn Việt Phục. Đến năm 18 tuổi Cô về Quảng Yên, tại số 39 phố Lê Lợi, Quảng Yên để mở tiệm may đồ cho khách, vào đêm Cô tiếp tục tự học.

Sau khi lao động giúp đỡ gia đình đã tiết kiệm được vốn liếng nên Cô xin cha mẹ để đóng cửa tiệm may và đi thi Đại học, khi được cha mẹ đồng ý Cô đã đóng cửa tiệm may và tập trung vào việc học. Tuy nhiên Cô mới chỉ học hết lớp 5 chưa đủ điều kiện để thi bằng Tú Tài và cần học thêm chương trình của lớp 6, 7, 8, 9, 10. Vì vậy Cô đã nhờ em trai đang học tập tại trường Y kèm thêm cho môn này.

nha-giao-dam-le-duc
Khi 82 tuổi Nhà giáo Đàm Lê Đức vẫn miệt mài giảng dạy

Đến năm 1956 Đàm Lê Đức đã đăng ký thi vào khoa Toán – Lý của trường Đại học Tổng hợp và trở thành nữ sinh viên duy nhất của lớp Toán Tổng hợp đầu tiên tại khu vực miền Bắc.

Tháng 7/1959, Cô tốt nghiệp Đại học Tổng hợp và về dạy tại trường cấp III Ngô Quyền, Hải Phòng.

Với niềm say mê môn Toán nên cứ cuối tuần Cô sẽ lên Hà Nội bằng tàu hỏa đến nhà giáo sư Toán để học thêm. Kiên trì học thêm 13 chuyên đề Toán Kinh tế trong 5 năm Cô được cấp 13 chứng chỉ Toán Kinh tế, sau đó đã chuyển sang đào tạo tại Phân hiệu Đại học Bách Khoa.

Năm 1983, Cô tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Kinh tế TPHCM môn Toán sau khi chuyển vào TPHCM sinh sống. Cùng với đó Cô tổ chức lớp học bồi dưỡng, dạy phụ đạo cho con cháu của các đồng nghiệp.

Năm 1989, Cô nghỉ hưu và chuyên tâm lo cho lớp dạy phụ đạo và lúc này trung tâm đã phát triển lên thành 7 phân hiệu tại các địa điểm khác nhau với hàng trăm Giáo viên tham gia giảng dạy hàng ngàn học sinh.

Năm 2007: Cô Đàm Lê Đức luôn có dự định mở trường học chính quy và trong hơn hai năm trời tìm kiếm địa điểm, cuối cùng Cô đã lựa chọn địa điểm là 39/23 Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7 để mở trường.

Tháng 5/2010, Sở GDĐT TPHCM đã cho phép Cô mở trường THCS và THPT Đức Trí. Khi mới ban đầu trường chỉ có 10 lớp và 1 cơ sở, có tổng số học sinh là 310 học sinh. Sau dần nhờ vào chất lượng giáo dục, giảng dạy và uy tín nhà trường đã mở thêm cơ sở đào tạo và số lượng học sinh cũng tăng lên.

Có thể thấy rằng với những thông tin ở trên Nhà giáo Đàm Lê Đức đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp Giáo dục của đất nước. Hy vọng từ đó bạn đọc đã tìm hiểu thêm nhiều các thông tin hữu ích.