nha-giao-le-quy-don

Sự nghiệp văn chương và các tác phẩm nổi bật của Nhà giáo Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng và được mệnh danh là nhà Bác học lớn của Việt Nam ở thời đại phong kiến. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Nhà giáo Lê Quý Đôn ở bên dưới bài viết.

Tham khảo nhanh các mục chính

Tiểu sử của Nhà giáo Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn sinh ngày 5/7/1762 tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam nay là xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Cha ruột của Ông là Lê Phú Thứ đã đỗ tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 và làm quan đến chức Hình Bộ Thượng Thư.

Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương và là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng đã đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn vào năm 1700 và đảm nhận nhiều chức quan.

Lê Quý Đôn ngay từ thuở còn nhỏ đã rất ham học, thông minh và có trí nhớ tốt, khi 5 tuổi Ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh thi, năm 12 tuổi đọc được hết các sử sách của Bách Gia Chư Tử.

Khi 14 tuổi Ông theo cha lên kinh đô để học và cùng thời điểm này đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia.

Năm 17 tuổi ông đã đỗ Giải nguyên và năm 27 tuổi đỗ Hội nguyên, tiếp theo đó là đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn.

Lê Quý Đôn còn là người thầy xuất sắc khi thấy được hạn chế của Giáo dục thời đại đó nên Ông đã ra làm quan để đào tạo những người không đủ bản lĩnh. Ông được bổ nhiệm giữ rất nhiều chức vụ quan trong trong thời đại Lê – Trịnh như:

  • Năm 1754 giữ chức vụ Hàn lâm thừa chỉ sung Toản tu quốc sử quán.
  • Năm 1757 giữ chức vụ Hàn Lâm viện thị giảng.
  • Năm 1764 giữ chức vụ Đốc đồng xứ Kinh Bắc
  • Năm 1767 giữ chức vụ Thị thư kiêm Tư nghiệp Quốc tử Giám.
  • Năm 1768 giữ chức vụ Tán lý quân vụ, Thị phó đô ngự sử.
  • Năm 1797 giữ chức vụ Công bộ hữu thị lang.
  • Năm 1773 giữ chức vụ Bồi tụng tương đương với chức Phó thủ tướng hiện nay.
  • Năm 1775 giữ chức vụ Lại bộ tả thị lang kiêm Tổng tài quốc sử quán,
  • Năm 1776 giữ chức vụ Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa
nha-giao-le-quy-don
Nhà bác học Lê Quý Đôn

Xem thêm:

Sự nghiệp văn chương Nhà giáo Lê Quý Đôn

Có một số các sự kiện làm gây ra ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương của Lê Quý Đôn trong cuộc đời làm quan của ông như:

Năm 1760 – 1762 trong chuyến đi sứ Trung Quốc, Lê Quý Đôn đã gặp các sứ Triều Tiên và tiếp xúc với nhiều các trí thức nổi tiếng của nhà Thanh, Ông đã bàn luận cùng với họ về các vấn đề triết học, sử học…

Các học giả Trung Quốc. Triều Tiên đều rất nể phục về học vấn sâu rộng của Lê Quý Đôn. Đây cũng là dịp giúp cho Ông được đọc nhiều các loại sách mới bao gồm cả sách của người Phương Tây nói về ngôn ngữ học, thủy văn học, địa lý… Vào năm 1772, 1774, Ông đi công cán ở những vùng Sơn Nam, Lạng Sơn, Tuyên Quang thực hiện nhiệm vụ điều tra về nỗi khổ của nhân dân trong bối cảnh ăn hối lộ của quan lại, cường hào địa phương trốn thuế, khai man, ăn hối lộ của quan lại…

Chính quãng thời gian đi nhiều, thấy nhiều về việc đời đã giúp Lê Quý Đôn tích lũy nhiều các kiến thức hơn nữa, đi tới đâu Ông cũng tìm tòi, dùng bút ghi chép và thêm lời bình luận.

Lê Quý Đôn sống trong thế kỷ 18 có nhiều biến động điều này sẽ gây tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, khoa học, tư tưởng.

nha-giao-le-quy-don
Lê Quý Đôn có rất nhiều tác phẩm nổi bật còn lưu truyền đến ngày nay

Cùng ở thế kỷ 18 này xuất hiện nhiều những tên tuổi như Ngô Thì Sĩ, Đặng Trần Côn, Lê Hữu Trác, Nguyễn Gia Thiều… Những tác phẩm của Lê Quý Đôn giống như cột mốc đánh dấu thành tựu văn hóa cả cả một thời đại.

Lê Quý Đôn được mệnh danh là nhà Bác học – thiên tài bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Theo thống kê có đến 40 bộ với hàng trăm quyển nhưng đến nay một số đã bị thất lạc.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn còn lưu giữ được đến ngày nay như:

– Quần thư khảo biện: Đây là tác phẩm được viết trước khi Ông 30 tuổi, nội dung cuốn sách có chứa đựng nhiều quan điểm triết học, chính trị, lịch sử.

– Vân đài loại ngữ: Viết xong tác phẩm này là khi ông 30 tuổi trong đó có tổng hợp các tri thức về nhiều lĩnh vực như Văn học, Triết học, Khoa học… Bộ sách này phân loại hệ thống hóa, đồng thời đánh dấu bước tiến vượt bậc với nền Khoa học Việt Nam trong thời đại phong kiến.

– Đại Việt thông sử: hay còn gọi là Lê triều thông sử – bộ sử viết theo thể ký truyện ghi chép theo hệ thống từ thời Lê Thái Tổ đến Cung Hoàng trong suốt thời gian 100 năm của triều nhà Lê. Trong tác phẩm Đại Việt thông sử còn kể về cuộc kháng chiến chống Minh và chứa đựng nhiều các tài liệu mới mà không xuất hiện ở các bộ sử khác.

– Kiến văn tiểu lục: Tập bút ký này có nội dung về văn hóa và lịch sử Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Ngoài ra trong đó còn có đề cập đến nhiều các lĩnh vực trong chế độ ở vương triều Lý, Trần như đường xá, thuế má, phong tục tập quán, mỏ bạc, cách khai thác, thơ văn, sách vở…

– Phủ biên tạp lục: Tác phẩm này được viết khi Lê Quý Đôn làm Hiệp trấn tại Thuận Hóa, nội dung đề cập đến tình hình xã hội đàng trong từ thế kỷ 18 trở về trước.

– Toàn Việt: Đây là công trình biên soạn lớn nhất của Lê Quý Đôn, bao gồm 6 quyển, tuyển chọn 897 bài thơ của 73 tác giả từ thời nhà Lý đến đời Lê Tương Dực. Đến năm 1768 khi hoàn thành Toàn Việt Ông đã dâng lên vua sau đó được thưởng 20 lạng bạc.

Về sáng tác văn xuôi, Theo chia sẻ của Phan Huy Chú về sáng tác văn xuôi Lê Quý Đôn có tác phẩm Quế Đường gồm 4 tập tuy nhiên sau này sách đã mất. Còn trong sáng tác thơ Lê Quý Đôn có để lại khoảng vài trăm bài làm ở trong nước và làm khi Ông đi sứ tại Trung Quốc.

Có thể thấy rằng với những thông tin ở trên Nhà giáo Lê Quý Đôn đã cống hiến rất nhiều cho nền văn học của đất nước và nhiều tác phẩm được lưu truyền đến nay. Hy vọng từ đó bạn đọc đã tìm hiểu thêm nhiều các thông tin hữu ích.