Với những ai có năng khiếu về âm nhạc, có giọng hát hay và yêu thích ngành sư phạm âm nhạc thì không nên bỏ qua bài viết này. Để có thêm hiểu biết về ngành học này, chúng ta hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau đây nhé!
Tham khảo nhanh các mục chính
Ngành sư phạm âm nhạc là gì?
Ngành Sư phạm Âm nhạc có tên tiếng Anh là Music Education. Đây là ngành chuyên đào tạo đội ngũ cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá – nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên.
Bài viết liên quan: ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
Sinh viên theo học ngành Sư phạm Âm nhạc sẽ nắm được những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh THCS. Kiến thức lý luận cơ bản về thiết kế, tổ chức và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học, giáo dục học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
Tổ hợp xét tuyển – Điểm chuẩn và các trường đào tạo ngành sư phạm âm nhạc
Tổ hợp xét tuyển ngành sư phạm âm nhạc
– Mã ngành Sư phạm Âm nhạc: 7140221
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Âm nhạc:
- N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
- N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
Các trường đào tạo ngành sư phạm Âm Nhạc
Để có thể theo học ngành Sư phạm Âm nhạc, các bạn hãy tham khảo thông tin tuyển sinh và đăng ký xét tuyển tại những trường đại học sau đây:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Đồng Tháp
Học Ngành sư phạm Âm Nhạc ra làm gì?
Xem thêm: ngành sư phạm tiểu học
Hiện nay ngành Sư phạm Âm nhạc là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ngành này có thể làm các công việc sau: Giảng dạy môn nghệ thuật, âm nhạc ở Tiểu học và âm nhạc ở THCS; giảng dạy các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật; giảng dạy ở Trung tâm văn hóa thiếu nhi, làm công tác thông tin tuyên truyền ở các Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, Phòng VHTT thành phố, huyện, các Trung tâm thiết kế quảng cáo… Có thể làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục âm nhạc.
Không chỉ là làm giáo viên thanh nhạc, sau khi tốt nghiệp các trường Sư phạm Âm nhạc, bạn có thể tham gia công việc tại các tổ chức xã hội có đào tạo về âm nhạc hoặc thực hiện các công việc liên quan đến âm nhạc.
Ngoài ra bạn cũng có thể trở thành cán bộ văn hóa – văn nghệ quần chúng tại các nhà văn hóa và cộng đồng; hay làm chuyên viên âm nhạc ở các sở, phòng văn hóa – thể thao và du lịch; làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc như: nhạc sĩ sáng tác ca khúc, nghệ sĩ thu âm – kĩ thuật viên thu âm, ca sĩ, nhạc sĩ phòng thu, nghề viết văn bản nhạc, biên tập, dàn dựng chương trình cố vấn âm nhạc, nhạc sĩ hòa âm phối khí, chỉ huy hợp xướng…
Những phẩm chất cần có khi theo học ngành Sư Phạm Âm Nhạc
Những bạn trẻ muốn học tập và thành công trong ngành Sư phạm Âm nhạc sẽ cần phải có những tố chất như:
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
- Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
- Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa – xã hội sâu rộng;
- Tự tin, năng động và sáng tạo;
- Có năng khiếu về âm nhạc;
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
Nếu bạn thực sự đam mê và có năng khiếu về âm nhạc thì ngành Sư phạm Âm nhạc là một ngành học rất phù hợp với bạn đó. Vậy thì các bạn hãy mạnh dạn đăng ký nguyện vọng ngành Sư phạm Âm nhạc vào các trường đại học phù hợp để có cơ hội học tập, rèn luyện và bổ sung những kiến thức về âm nhạc nhé.