tham-nien-nha-giao

Hướng dẫn cách tính thâm niên Nhà giáo mới nhất

Phụ cấp thâm niên Nhà giáo là gì? Cách tính thâm niên Nhà giáo như thế nào?… Có nhiều thắc mắc về cách tính thâm niên Nhà giáo để được giải đáp chi tiết bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Tham khảo nhanh các mục chính

Phụ cấp thâm niên Nhà giáo là gì?

Phụ cấp thâm niên chính là một trong những chế độ phụ cấp đã được ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác.

Đây là một trong những khuyến khích người sử dụng lao động với người lao động để gắn bó và làm nghề lâu dài hơn, bên cạnh đó tạo ra động lực cho người lao động làm việc đạt hiệu quả cao hơn.

Khi người lao động có nhiều năm gắn bó với nghề thì càng nhiều kinh nghiệm hơn dù là trong bất cứ ngành nghề nào, kể cả làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp, công ty bên ngoài, kinh nghiệm là điều vô cùng quan trọng dễ dàng…

Phụ cấp thâm niên Nhà giáo là khoản phụ cấp dành cho những người công tác lâu năm trong ngành Giáo dục để khích lệ, khuyến khích các cán bộ, công chức, viên chức gắn bó lâu dài hơn với ngành nghề.

Trên thực tế có thể thấy rằng thu nhập hàng tháng của giáo viên ở mức thấp trong đội ngũ những cán bộ, công chức, viên chức nên khi về hưu nhà giáo càng gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống.

Nhà giáo họ là những người làm nên chất lượng giáo dục được xã hội coi trọng và cần có các chính sách để nhà giáo yên tâm tu dưỡng nghề nghiệp, thu hút những người giỏi vào làm trong ngành, giữ chân họ lại ở trong ngành và cống hiến nhiều hơn nữa trong sự nghiệp trồng người.

Phụ cấp thâm niên giáo viên chính là một chế độ khuyến khích được ghi nhận trong hợp đồng làm việc mà cơ sở đào tạo đưa ra cho các giáo viên để làm việc tích cực và gắn bó với nghề.

tham-nien-nha-giao
Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thâm niên Nhà giáo?

Những diện được hưởng phụ cấp thâm niên Nhà giáo

Các đối tượng sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên là những Nhà giáo đang tham gia vào công tác giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập, học viện, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, tổ chức chính trị xã hội, cụ thể bao gồm:

  1. Các viên chức chuyên ngành Giáo dục, đào tạo có mã số các ký tự đầu là V.07 và viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp có mã số các ký tự đầu là V.09 đang tham gia vào công việc giảng dạy tại các cơ sở Giáo dục công lập của Nhà nước.
  2. Những nhà giáo trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của CSGD phổ thông, CSGD nghề nghiệp, CSGD thường xuyên, CSGD đại học công lập…

Đối với những đối tượng không thuộc 1 trong 2 trường hợp ở trên mà có giữ mã số ngạch viên chức có những ký tự đầu là V.07 và V.09 thì sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên Nhà giáo.

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên Nhà giáo

Thời gian để hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên được xác định bằng tổng các thời gian như:

  1. Thời gian tham gia giảng dạy, giáo dục tại đây có thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ sở giáo dục công lập.
  2. Thời gian tham gia giảng dạy, giáo dục tại đây có thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
  3. Thời gian làm việc được hưởng phụ cấp thâm niên trong công an, quân đội, cơ yếu và một số ngành, nghề khác.
  4. Thời gian đi nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên trước khi đi nghĩa vụ đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên Nhà giáo.
tham-nien-nha-giao
Cách tính thâm niên Nhà giáo như thế nào?

Xem thêm:

Hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên Nhà giáo

Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên:

Công thức để tính tiền phụ cấp thâm niên Nhà giáo hàng tháng như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Theo đúng pháp luật những Nhà giáo tham gia giảng dạy từ đủ 5 năm sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên là 5% và mỗi năm sau sẽ được tăng thêm 1%.

Có một số lưu ý trong cách tính thâm niên giáo viên như:

– Hiện nay mức lương cơ sở đã được thay đổi từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng.

– Đối với những viên chức ngành Giáo dục sẽ bắt đầu được tính từ bậc 1 sau khi được tuyển dụng vào làm. Sau khoảng 1 năm thử việc khi không phạm phải kỷ luật hay không có những thành tích đặc biệt nào khoảng 3 năm sẽ được tăng lên một bậc lương. Sau 4 năm công tác giáo viên ở mức lương bậc 2 và sẽ bắt đầu được hưởng thêm phụ cấp thâm niên, giáo viên từ bậc 2 trở lên.

– Những người làm trong lĩnh vực Giáo dục đang giảng dạy tại các cơ sở Giáo dục công lập vẫn giữ ngạch viên chức ngành Giáo dục đào tạo nhưng chưa được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên nghiệp ngành giáo dục đào tạo với mã số V07 hoặc chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp có mã số 09 vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên Nhà giáo theo đúng quy định ở trên.

Như vậy qua bài viết ở trên đã giới thiệu đến bạn đọc cách tính phụ cấp thâm niên Nhà giáo mới nhất, hy vọng thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn.