Sử thi một là thể loại quen thuộc trong nền văn học dân gian với các tác phẩm ấn tượng của Việt Nam như Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của thể loại sử thi.
Tham khảo nhanh các mục chính
Khái niệm thể loại sử thi là gì?
Sử thi là một thể loại thuộc văn học dân gian, đó là những tác phẩm tự sự có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp và xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.
Sử thi nảy sinh và tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người. Do đó, sử thi không chỉ với tư cách một tác phẩm nghệ thuật mà còn được xem là pho tượng lịch sử, cuốn sách bách khoa toàn thư của dân tộc đó.
Đặc trưng của thể loại sử thi
– Nội dung:
Sử thi xây dựng lên những bức tranh rộng lớn và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân, lịch sử của cộng đồng, đồng thời thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau. Nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế hệ. Các tác phẩm thường đề cập đến những vấn đề chung của cả dân tộc; những sự kiện có ý nghĩa lịch sử liên quan đến vận mệnh, sự sống còn của cả cộng đồng.
– Cách xây dựng hình tượng:
Các nhân vật trong thể loại sử thi dù là những con người bình dị, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc… đều mang trong mình những phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh, ý chí cũng như phẩm chất chung của cả cộng đồng.
Bên cạnh đó, số phận cá nhân gắn chặt với số phận cộng đồng. Do đó, các vấn đề đời tư thường không được đưa vào trong sử thi, nếu có thì cũng chỉ nhằm nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của người anh hùng với cộng đồng.
Tìm hiểu những đặc điểm của thể loại sử thi
Xem thêm: Đặc trưng và giá trị nội dung của thể loại văn học dân gian
– Thời gian sử thi:
Thời gian sử thi thường kéo dài qua nhiều triều đại hoặc nhiều biến cố. Đó là thời gian lịch sử một bộ lạc, dân tộc, hay của một dòng họ, một chế độ. Trong suốt thời gian dài cũng có những khoảng thời gian ngắn tương ứng với từng thời kỳ, từng số phận cuộc đời con người.
Ngoài ra, có khoảng thời gian xác định như cuộc đời nhân vật, nhưng cũng có khoảng thời gian không xác định là thời kỳ hồng hoang hay thời kỳ hình thành dân tộc. Như vậy, trong sử thi có hai loại thời gian: thời gian thần thoại không xác định và thời gian truyền thuyết là thời gian xác định, tất cả đều là thời gian quá khứ.
– Không gian sử thi:
Không gian sử thi có hai dạng: Thứ nhất là không gian của sử thi thần thoại mang đặc điểm của không gian thần thoại và truyền thuyết suy nguyên. Thứ hai là không gian sử thi anh hùng có cả không gian truyền thuyết anh hùng và không gian cổ tích thần kỳ. Đó là không gian cộng đồng, không gian bao gồm tất cả mọi khía cạnh gồm không gian thiên nhiên và không gian xã hội. Trong đó, không gian xã hội là bản làng, cuộc sống sinh hoạt lao động sản xuất và cuộc chiến đấu lại các thế lực bên ngoài. Còn không gian thiên nhiên là núi sông, cây cỏ, chim chóc, thú vật, sản vật.
Bên cạnh đó, không gian sử thi có chiều rộng và chiều sâu. Chiều rộng là không gian bao quát từ làng quê đến bộ lạc, từ nông thôn đến núi rừng, từ mặt đất đến bầu trời, từ cảnh người đến cảnh vật và cảnh trời. Chiều sâu không gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại, trải qua nhiều loại hình xã hội từ thuở hồng hoang đến công xã nguyên thủy rồi công xã thị tộc, cuối cùng là xã hội phụ quyền.
– Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ trong thể loại sử thi thường có tính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu tượng cao và giàu giá trị gợi cảm. Giọng điệu trong các tác phẩm mang âm hưởng hùng tráng, lay động và khích lệ mạnh mẽ tình cảm người đọc.
Cảm hứng sử thi trong các tác phẩm luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Do đó, khi xây dựng những hình tượng, nhân vật thường là cảm hứng khẳng định, ngợi ca, tự hào… Cho nên cảm hứng sử thi thường gắn với cảm hứng lãng mạn.
Tìm hiểu những đặc điểm của thể loại sử thi
Xem thêm: Gợi ý một số truyện thể loại xuyên không đặc sắc
Phân loại sử thi
Sử thi thần thoại
Đây là những sử thi anh hùng trong dân gian nảy sinh dựa trên cơ sở truyền thống của các sử thi thần thoại kể về những tích truyện dũng sĩ, hay anh hùng văn hóa. Ra đời trong thời đại chế độ công hữu nguyên thủy tan rã và tiếp tục phát triển trong xã hội cổ đại, phong kiến.
Ở dạng cổ xưa nhất của sử thi, tính anh hùng còn hiện diện trong vỏ bọc thần thoại hoang đường. Họ không chỉ có sức mạnh chiến đấu mà các dũng sĩ, mà còn có một siêu năng lượng siêu nhiên, ma thuật. Còn kẻ địch luôn hiện diện dưới dạng những con quái vật giả tưởng. Do đó, những đề tài chính được sử thi cổ xưa miêu tả: chiến đấu chống quái vật cứu người đẹp và dân làng, sự trả thù của dòng họ, người anh hùng đi hỏi vợ.
Sử thi cổ điển
Nhân vật trong dạng sử thi cổ điển thường là những dũng sĩ kiêm thủ lĩnh, hay những chiến binh. Họ đại diện cho dân tộc ở tầm lịch sử, còn kẻ thù của họ thường sẽ được đồng nhất với kẻ xâm lược, bọn áp bức bóc lột và dị giáo.
Thời gian sử thi cổ điển khác với sử thi dân gian, không còn là thời đại sáng chế các thần thoại mà là quá khứ vinh quang trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Trong dạng sử thi cổ điển là các nhân vật và các biến cố lịch sử (hoặc ngụy lịch sử). Dù nội dung miêu tả chất liệu lịch sử phụ thuộc vào sơ đồ cốt truyện truyền thống, nhưng đôi khi còn kết hợp sử dụng cả mô hình thần thoại lễ nghi.
Nội dung chính thường là những cuộc đấu tranh của hai bộ tộc, bộ lạc ít nhiều có sự tương ứng sự thật lịch. Ví dụ cuộc chiến Troy trong Iliad hay việc tranh đoạt Sampo trong Kalevala). Quyền lực tập trung ở các nhân vật trung tâm đều mang những hành động tích cực. Những nhân vật nổi loạn, cách mạng xung đột quyền lực xuất hiện vô cùng ít ỏi trong giai đoạn tan rã của hình thức cổ điển sử thi anh hùng.
Sử thi anh hùng
Là các tác phẩm sử thi anh hùng cỡ lớn, thể hiện sự tương quan giữa yếu tố cá nhân anh hùng và yếu tố sử thi tập thể rõ rệt. Qua đó bộc lộ tính tích cực cá nhân, đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố toàn dân, và dân tộc.