Nghề nhà giáo từ xưa đến nay luôn là một trong những nghề được xã hội coi trọng thế nhưng ngày nay, đó lại là nghề được nhận định là có mức lương thấp nhất. Vậy lương giáo viên cấp 3 theo quy định mới 2018 có cao không?
Tham khảo nhanh các mục chính
Lương của giáo viên THPT có thấp không?
Nghề giáo viên, cùng với bác sĩ là hai nghề được coi là cao quý nhất trong xã hội và những người làm nghề này được mọi người tôn vinh gọi là “thầy”. Tuy nhiên, mức lương dành cho những người thầy lại chưa được tương xứng với những giá trị họ đem lại, khiến nảy sinh nhiều tiêu cực như nhận hối lộ, dạy thêm kiếm tiền… làm xã hội đi xuống. Thực hư chuyện này như thế nào? Chúng ta sẽ thử xem, cụ thể thông qua việc tìm hiểu lương giáo viên cấp 3 là bao nhiêu.
Theo Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2015, giáo viên dạy ở bậc THPT sẽ được chia làm 3 bậc, và hưởng lương theo các cấp bậc đó.
- Giáo viên hạng 1: yêu cầu có trình độ đào tạo, bồi dưỡng từ cấp bậc thạc sĩ trở lên, tương ứng với chuyên môn giảng dạy. Phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng 1, bằng Đại học Sư phạm hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tương đương; có trình độ sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; ngoại ngữ đạt bậc 3. Đặc biệt, các giáo viên còn phải đạt được danh hiệu chiến sĩ thi đua hoặc giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên; có khả năng đánh giá sản phẩm khoa học – kỹ thuật của các em học sinh…
Giáo viên THPT bậc 3 yêu cầu rất khắt khe
>>>>Có thể bạn quan tâm: Lương giáo viên cấp 2 có cao không?
- Giáo viên hạng 2: phải có bằng Đại học tương ứng với bộ môn giảng dạy hoặc bằng Đại học Sư phạm; trình độ ngoại ngữ ở bậc 2; có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng 2. Nếu không học sư phạm thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Với giáo viên chuyên ngữ thì ngôn ngữ giảng dạy cũng phải có trình độ đạt bậc 2 trở lên.
- Giáo viên hạng 3: có bằng Đại học sư phạm hoặc bằng đại học khác tương ứng với chuyên môn giảng dạy; trình độ ngoại ngữ bậc 2; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THPT; trình độ tin học đạt mức sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Với giáo viên ngoại ngữ thì ngôn ngữ giảng dạy cũng phải đạt bậc 2.
Tùy theo các thứ hạng mà sẽ quy định các bậc lương phù hợp, lương giáo viên cấp 3 mới ra trường thường là thấp nhất, vì đó là các giáo viên hạng 3. Các hệ số lương tương ứng là:
- Giáo viên hạng 1: 4,4 – 6,78
- Giáo viên hạng 2: 4 – 6,38
- Giáo viên hạng 3: 2,34 – 4,98
Lương giáo viên hợp đồng khoảng 1 triệu đồng/tháng
Mức lương cơ sở theo quy định từ năm 2017 là 1.300.000 đồng. Nhân lên với các hệ số lương thì ta sẽ có mức lương giáo viên THPT, giao động khoảng từ 3 triệu đồng đến 9 triệu đồng 1 tháng. Đặc biệt, với các giáo viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm và kỹ năng cao, thì mức lương 3 – 6 triệu là khó để họ có thể xoay sở được cuộc sống. Chưa kể, các giáo viên hợp đồng mới về trường, nhiều người chưa được xếp hạng giáo viên nên chỉ được nhận phụ cấp khoảng 1 triệu đồng/tháng – một con số thấp quá mức tưởng tượng.
Lương của giáo viên THPT mới ra trường là thấp nhất
>>>>Xem thêm: Lương giáo viên tiếng Nhật là bao nhiêu?
Ngoài ra còn có chính sách tăng phụ cấp lương theo thâm niên làm việc nhưng không đáng kể. Tính ra, một giáo viên dạy khoảng 15 – 20 năm mới có mức lương khoảng 12 – 13 triệu đồng/tháng. Chính điều này là lí do nhiều người phải mở lớp dạy thêm bên ngoài để trang trải chi phí sinh hoạt, lo cho gia đình. Trong khi đó, nhiều bạn trẻ lại không chọn học nghề giáo mà học các chuyên ngành khác có lương cao hơn. Nguy cơ thiếu hụt lực lượng giáo viên trẻ, nhiệt huyết và chất lượng đang là rất lớn.
Về vấn đề này, cũng đã có các sự điều chỉnh tăng lương hay phụ cấp cho các giáo viên, nhưng vẫn chưa rõ nét và đáng kể. Cần phải có những biện pháp cụ thể và hợp lý hơn nữa, để nghề giáo cao quý nhận được những phần thưởng tương xứng.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm phần nào về nghề giáo nói chung cũng các giáo viên THPT nói riêng. Mong rằng trong tương lai, những người thầy sẽ có một mức lương tương xứng hơn, để có thể yên tâm chăm lo cho sự nghiệp trồng người.