Dược sĩ làm gì? hay Dược sĩ làm việc ở đâu? là vẫn đề rất nhiều thí sinh thắc mắc khi chọn chuyên ngành này. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề này, hãy tham khảo thông tin chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Tham khảo nhanh các mục chính
1. Nghề Dược là gì? Dược sĩ là gì?
Trước khi tìm hiểu công việc của Dược sĩ, bạn cần nắm được khái niệm nghề Dược và Dược sĩ.
Nghề dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được phân ra nhiều lĩnh vực như: Nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người…Dược học dựa trên cơ sở của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học – hai ngành quan trong nhất mà người ta dùng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe con người.
Dược sĩ là những người thực hành nghề dược (làm công tác chuyên môn về dược hoặc hành nghề dược) trong ngành y tế. Dược sĩ cũng là người tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật qua việc tối ưu hóa và theo dõi việc điều trị dùng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng, thông qua kết hợp với thầy thuốc hoặc các nhân viên y tế khác.
2. Dược sĩ làm gì? Công việc của Dược sĩ
Theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn việc làm, Dược sĩ được phân loại thành nhiều vị trí khác nhau. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. Cụ thể:
- Công nhân Dược: làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy Dược phẩm, lao động kỹ thuật hay làm trong dây truyền sản xuất và cung ứng tư thiết bị.
- Dược tá: có thể làm việc trong những xí nghiệp như công nhân. Dược tá cúng có thể giúp việc cho dược sĩ, cấp thuốc ở khoa Dược trong những bệnh viện.
- Dược sĩ trung học: là người tham gia làm việc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành Dược với vai trò là trợ lý.
- Dược sĩ Đại học: có thẻ tham gia vào toàn bộ các vị trí làm việc của ngành với nhiều công việc đa dạng khác nhau.
Tại các cơ sở khám chữa bệnh các dược sĩ là người giới thiệu các thuốc mới (đặc biệt là thuốc kê đơn) cho các cho các thầy thuốc, hoặc tư vấn về sử dụng thuốc và sức khỏe cho người dân và cộng đồng nơi nhà thuốc hoạt động (dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc). Người Dược sĩ cũng là một chuyên gia về thuốc, chuyên gia về xét nghiệm sinh hóa lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong các cơ sở trên (dược sĩ tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị).
Bên cạnh đó, Dược sĩ còn làm việc trong ngành sản xuất dược phẩm (công nghiệp bào chế), ngành kinh doanh (phân phối và cung ứng thuốc), các cơ sở kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc), nghiên cứu thuốc mới (Research and Development), quản lý nhà nước, giảng dạy tại các cơ sơ đào tạo Y Dược.
3. Dược sĩ Đại học làm gì?
Như đã trình bày ở trên, những Dược sĩ tốt nghiệp chương trình đào tạo Đại học có thể tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và cung ứng thuốc như:
Quản lý Nhà nước về Dược: đây là vị trí công việc được đánh giá cao. Khi đảm nhận công việc này, bạn đang chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành dược của đất nước. Ngoài kiến thức chuyên môn trong ngành dược, Dược sĩ Quản lý nhà nước cũng cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác ví dụ như kỹ năng quản lý hành chính nhà nước.
Nghiên cứu dược phẩm: khi làm việc trong vị trí nghiên cứu dược phẩm , người Dược sĩ đảm nhận nhiều công việc rất quan trọng đối với ngành Dược như: Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc: cây cỏ, hóa chất; Bào chế các chế phẩm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng; Nghiên cứu tác dụng của thuốc mới: tác dụng dược lý, sinh hóa, độc tính…; Nghiên cứu sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể…; Nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố trong con người đến tác dụng của thuốc)…
Kinh doanh: thực tế, lợi nhuận đem lại từ ngành Dược là rất lớn. Hàng năm các hệ thống công ty Dược ngày càng được mở rộng, các chuỗi cửa hàng vẫn mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu cho xã hội ngày càng phát triển. Trong tương lai kinh tế Dược sẽ còn hứa hẹn phát triển mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, điều kiện để được kinh doanh dược phẩm trong ngành dược cũng rất khắt khe đòi hỏi yêu cầu cao về mọi thứ.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Dược hệ Đại học cũng có thể tham gia vào lĩnh vực sản xuất thuốc, phân phối lưu thông thuốc, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, quản lý, cung cấp thuốc cho khoa lâm sàng ở bệnh viện, tham gia cùng bác sĩ kê đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh (còn gọi là dược lâm sàng), pha chế thuốc theo đơn của bác sĩ, quảng cáo, tiếp thị thuốc, giảng dạy trong các trường đại học, trung học dược, y, làm việc ở một số tổ chức trong nước và quốc tế về dược phẩm và chăm sóc sức khỏe cộng đồng…
Theo đánh giá của những chuyên gia trong ngành, tấm bằng dược sĩ đại học sẽ tạo cho bạn rất nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
>>> Tham khảo thêm thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược hệ chính quy năm 2019.
Trên đây là thông tin về công việc cũng như vị trí làm việc của Dược sĩ. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về ngành Dược hiệu quả.