Ngày tết gắn liền với các lễ hội truyền thống, đó là những phong tục tập quán thể hiện nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt. Vì vậy vẽ tranh đề tài lễ hội ngày Tết đối với các em thiếu nhi dù đơn giản nhưng vẫn mang nhiều ý nghĩa lớn lao, giáo dục các em truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Tham khảo nhanh các mục chính
Ý nghĩa của việc vẽ tranh lễ hội ngày Tết
Mỗi lễ hội mang sự tích, ý nghĩa khác nhau, thời gian, hình thức tổ chức cũng khác nhau. Qua những tranh vẽ lễ hội ngày Tết, các bậc cha mẹ cũng có thể kể cho các em thiếu nhi nghe về sự tích của các lệ hội, dục con cái về các truyền thống tốt đẹp của cha ông ta để lại.
Chẳng hạn như: Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra vào mùng 5 Tết tưởng nhớ chiến tích lẫy lừng của Vua Quang Trung, Lễ Hội Chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng giêng, người người nô nức tham gia hành trình về cõi Phật, Hội Lim ở Bắc Ninh được diễn ra từ ngày 12 – 14 ôn lại cho thế hệ con cháu các trò chơi dân gian đặc sắc, nghệ thuật hát quan họ.
Vẽ tranh đề tài ngày tết có tác dụng giáo dục các em thiếu nhi truyền thống uống nước nhớ nguồn
>>>>Xem thêm: 5 ý tưởng vẽ tranh đề tài 20/11 đẹp và ý nghĩa nhất
Các cháu thiếu nhi qua việc vẽ tranh lễ hội cũng sẽ hiểu biết hơn về cuộc sống, hiểu được những giá trị văn hóa tinh thần được kế thừa từ biết bao đời nay. Hình thành ý thức gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
Vẽ tranh đề tài lễ hội ngày Tết
Ý tưởng vẽ tranh lễ hội ngày Tết ở Việt Nam có rất nhiều. Một lễ hội thường sẽ diễn ra theo quy trình gồm 3 giai đoạn bao gồm: Gai đoạn chuẩn bị, giai đoạn vào hội và giai đoạn kết thúc hội. Có thể lựa chọn 1 trong 3 giai đoạn để thực hiện vẽ tranh đề tài lễ hội ngày Tết. Tuy nhiên thông thường nên chọn giai đoạn vào hội để vẽ tranh vì khi đó mới thể hiện được hết ý nghĩa của bức vẽ.
Có thể lựa chọn các lễ hội diễn ra vào ngày Tết nổi tiếng như Các lễ hội dân gian: Lễ hội chọi trâu, Lễ Hội đâm trâu, Hội đua thuyền, Hội đấu vật, Hội kéo co. Các lễ hội truyền thống như: Hội Lim, Lễ Hội Chùa Hương, Lễ hội cầu ngư. Bên cạnh đó còn có rất nhiều lễ hội ngày Tết đặc sắc của các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Tranh vẽ lễ hội chọi trâu ngày Tết
>>>>Xem thêm: Vẽ tranh đề tài ngày Tết: Món quà ý nghĩa dành cho ông bà và cha mẹ
Đối với các bài vẽ tranh đề tài ngày Tết và mùa xuân lớp 6, các em cũng có thể lựa chọn tranh vẽ lễ hội ngày Tết, vừa đơn giản lại mang ý nghĩa thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Cách vẽ tranh lễ hội ngày Tết độc đáo
Để có thể vẽ một bức tranh độc đáo về lễ hội ngày tết ở Việt Nam, trước hết cần xác định được mình vẽ lễ hội gì. Từ đó tìm hiểu xem ý nghĩa của lễ hội đó là gì. Sau đó lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng cho lễ hội. Tiếp theo phân chia bố cục tranh vẽ. Cuối cùng phác thảo những nét chính, thêm vào những ý tưởng sáng tạo và vẽ các chi tiết, tô màu hoàn thiện bức tranh lễ hội ngày Tết.
Chia bố cục phác thảo nét chính
Vẽ chi tiết
Tô màu hoàn thiện
Đối với các thiếu nhi, tranh vẽ về lễ hội ngày tết chỉ cần những ý tưởng ngộ nghĩnh, độc đáo diễn tả hình ảnh, không khí của lễ hội đã là điều hết sức tuyệt vời rồi. Trí tượng tượng của các em vô cùng trong sáng vì vậy có thể thỏa sức sáng tạo trong khi vẽ.
Những bức tranh vẽ chủ đề lễ hội ngày tết đẹp
Tham khảo những bức tranh vẽ ngày Tết và lễ hội bên dưới để tìm thêm những ý tưởng vẽ tranh.
Tranh vẽ chủ đề Hội Lim ngày Tết
Vẽ tranh đề tài lễ hội ngày tết: Lễ hội đua thuyền
Tranh vẽ lễ hội ngày Tết của các dân tộc Tây Nguyên
Tranh vẽ lễ hội đấu vật
Tranh vẽ thể khung cảnh lễ hội dân tộc ngày Tết
Tranh vẽ chủ đề lễ hôi ngày Tết: Lễ Hội cồng chiêng
Với những gợi ý trên hy vọng sẽ giúp các em thiếu nhi hình thành các ý tưởng độc đáo cho vẽ tranh đề tài lễ hội ngày Tết!