Để cải tiến không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ mầm nopn tốt hơn, ngày 22-1- 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí giáo viên cần đáp ứng.
Tham khảo nhanh các mục chính
5 tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp
Giáo viên đó phải có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu kỹ năng cũng như nhiệm vụ của người giáo viên mầm non chuyên nghiệp. Cần biết tuân thủ tất cả các quy định và quy tắc rèn luyện phẩm chất nhà giáo; trong quá trình làm việc biết chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp.
>>> Xem thêm: Những thuận lợi khi học văn bằng 2 mầm non
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Người giáo viên cần nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non cần thiết, không ngừng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục dựa vào chương trình giáo dục mầm non.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí
>>> Xem thêm: Những điểm đặc thù của nghề giáo viên mầm non
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
Chung tay xây dựng môi trường giáo dục an toàn, gần gũi, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
Cá nhân chủ động tham gia tổ chức, thực hiện phát triển song song mối quan hệ hợp tác với phụ huynh trẻ em để cải thiện và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trường.
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc)
Giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Tiêu chí quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị vững vàng
Có những lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành, của địa phương và nhà trường.
Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
Biết yêu thương, tôn trọng, công bằng với trẻ; sống kiên nhẫn, biết tự kiềm chế, có tinh thần trách nhiệm cao. Giữ gìn đạo đức, uy tín, danh dự nhà giáo
Tiêu chí 3. Năng lực chuyên môn
Thể hiện năng lực ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số) và ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tiêu chí 4. Có năng lực sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc)
Sử dụng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác ở mức cơ bản theo quy định; phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số.
Tiêu chí 5. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Giáo viên biết cách ứng dụng được các phần mềm công nghệ thông tin hữu ích vào trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tiêu chí 6. Năng lực nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trẻ
Thiết kế và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh cho trẻ.
Tiêu chí 7. Năng lực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ
Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tiêu chí 8. Năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ.
Tiêu chí 9. Năng lực phát triển các Chương trình giáo dục.
Tiêu chí 10. Năng lực quản lý nhóm, lớp tại trường
Tiêu chuẩn 4. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và công bằng
Tiêu chí 11. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với trẻ.
Tiêu chí 12. Năng lực thực hiện quyền dân chủ của bản thân trong nhà trường.
Tiêu chí 13. Năng lực tham gia xây dựng môi trường dân chủ trong nhà trường
Thông qua việc giáo viên biết tôn trọng và hỗ trợ việc thực hiện quyền dân chủ của đồng nghiệp, cha, mẹ của trẻ trong nhà trường.
Tiêu chí 14. Năng lực xây dựng mối quan hệ với của cha, mẹ trẻ, tổ chức và cá nhân có liên quan
Giáo viên biết tôn trọng, hợp tác, hỗ trợ cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Tiêu chí 15. Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cấp trên.
Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
- Dựa vào những tiêu chuẩn đó để làm căn cứ hàng năm giáo viên tự đánh giá về năng lực, tư cách nhân phẩm của bản thân về nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Làm căn cứ để môi trường cơ sở giáo dục mầm non nơi giáo viên công tác đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non; Thay đổi và triển khai các kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục trong ngành Giáo dục.
- Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nghiên cứu, xây dựng chế độ, chính sách cho sự phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non giúp tìm lọc được giáo viên giỏi
>>> Xem thêm: Tham khảo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
Ý nghĩa của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Mục đích ý nghĩa
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nhằm mục đích đánh giá khả năng thích nghi và đáp ứng của giáo viên mầm non vào trong thực tiễn khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có ý nghĩa quan trọng là để cho giáo viên tự đánh giá năng lực của bản thân so với yêu cầu quy định của ngành xem bản thân còn thiếu những gì, mạnh ở điểm gì để từ đó có kế hoạch rèn luyện và phấn đấu .