Tác phẩm văn học là gì? Hãy tìm hiểu về khái niệm tác phẩm văn học là gì cũng như nội dung và hình thức của loại hình nghệ thuật này trong bài viết dưới đây.
Tham khảo nhanh các mục chính
Tác phẩm văn học được hiểu là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ, là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật của cá nhân nhà văn hoặc sáng tác của tập thể. Những người sáng tác tác phẩm văn học sẽ được gọi là tác giả.
Nội dung của các tác phẩm văn học thường sẽ mô phỏng về hiện thực cuộc sống con người. Nhưng đôi khi đó là sản phẩm của sự sáng tạo, trí tưởng tượng về một thế giới không thực mà tác giả muốn tạo nên. Các nhân vật trong tác phẩm văn học có thể lấy cảm hứng từ nhân vật có thật, hoặc chỉ là nhân vật hư cấu trong trí tưởng tượng của tác giả.
Tác phẩm văn học có thể tồn tại bằng hình thức ngôn bản truyền miệng hoặc văn bản nghệ thuật (được ghi giữ bằng văn tự). Hoặc có thể được tạo thành bằng văn xuôi hay văn vần và bao giờ cũng thuộc một loại văn học ( trữ tình, tự sự, kịch nhất định. Bên cạnh đó, độ dài của tác phẩm văn học có thể từ một câu (tục ngữ, ca dao, đề từ, cách ngôn…) đến hàng ngàn vạn câu (sử thi, thần thoại, tiểu thuyết…).
Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống phức tạp gồm các yếu tố thuộc những yếu tố khác nhau như đề tài, chủ đề, tư tưởng, hình tượng, ngôn ngữ, nhân vật, kết cấu, cốt truyện… Đối với những sáng tác có giá trị, sự kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.
Xem thêm: Tìm hiểu về khái niệm lí luận văn học là gì?
– Đề tài: Là phạm vi cuộc sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, đánh giá và thể hiện trong tác phẩm. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
– Chủ đề: Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong tác phẩm. Nó là vấn đề được nhà văn quan tâm và thể hiện chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. Một tác phẩm có thể có nhiều chủ đề.
Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản và không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có văn bản rất ngắn, đề tài lại rất hẹp nhưng chủ đề đặt ra lại hết sức lớn lao.
– Cảm hứng nghệ thuật: Là nội dung chủ đạo của văn bản. Đó là trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, độc giả sẽ cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong tác phẩm.
– Tư tưởng: Tư tưởng của tác phẩm là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn nhắn gửi, trao đổi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng được xem là linh hồn của văn bản văn học.
Xem thêm: Tổng quan thông tin về khái niệm và đặc trưng văn học là gì?
Hình thức của tác phẩm văn học được cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm. Trong tác phẩm văn học, ngôn từ, thể loại, kết cấu, phong cách được xem là hình thức.
– Ngôn từ: Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học, là cơ sở vật chất của văn bản văn học, nhờ đó chúng ta mới tìm hiểu được từng tầng nghĩa của văn bản văn học. Một tác phẩm muốn đi sâu vào lòng người đọc, ngoài chủ đề và nội dung hay thì ngôn từ nghệ thuật có vai trò khá quan trọng.
– Thể loại: Là những quy tắc tổ chức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, trường ca, kịch… Mỗi thể loại được thể hiện đổi mới theo thời đại và mang sắc thái cá nhân của tác phẩm.
– Kết cấu: Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh và có ý nghĩa. Có nhiều cách kết cấu: theo thời gian; không gian; mở theo dòng suy nghĩ; đầu – cuối tương ứng; tâm lý; theo sự việc… Mỗi một kiểu kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được khái niệm tác phẩm văn học là gì cũng như nội dung và ý nghĩa trong văn học.
Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển bằng học…
Để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược năm 2024…
Điều dưỡng là một trong những chuyên ngành quan trọng trong hệ thống ngành Y…
Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng và được mệnh danh là…
Nhà giáo Đàm Lê Đức là ai? Tiểu sử và cuộc đời của nhà giáo…
Ngày Nhà giáo Hàn Quốc là một trong những ngày lễ kỷ niệm tại đất…