Categories: Nhà giáo

Đạo đức Nhà giáo là gì? Nên làm gì để giữ gìn truyền thống đạo đức Nhà giáo?

Ngày nay lĩnh vực Giáo dục ngày càng được chú trọng phát triển, bên cạnh đó chất lượng giảng dạy của mỗi người giáo viên cũng được quan tâm rất nhiều, trong đó có cả đạo đức Nhà giáo. Để hiểu rõ hơn về phẩm chất đạo đức Nhà giáo bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tham khảo nhanh các mục chính

Đạo đức Nhà giáo là gì?

Đạo đức Nhà giáo là các phẩm chất lối sống, đạo đức của người Nhà giáo và đây chính là chuẩn mực mà mỗi người giáo viên cần phải có khi đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức cho thế hệ trẻ.

Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo dục đời sống cho học sinh đều cần đến những phẩm chất đạo đức Nhà giáo và các giáo viên cùng cần liên tục phát huy trong suốt sự nghiệp dạy học để có tâm và có tầm.

Tiêu chuẩn về đạo đức Nhà giáo như thế nào?

Đạo đức Nhà giáo được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT trong đó có quy định về đạo đức nghề nghiệp Nhà giáo cụ thể bao gồm:

  • Nhà giáo tâm huyết với nghề nghiệp, bên cạnh đó luôn có ý thức gìn giữ lương tâm, danh dự Nhà giáo. Đoàn kết, thương yêu đồng nghiệp và giúp đỡ họ trong cả cuộc sống và trong công tác. Giàu lòng nhân ái, đối xử hòa nhã với đồng nghiệp và cả các người học, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người là đồng nghiệp, người học để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp nhất.
  • Luôn tận tâm với các công việc, tất cả đều thực hiện theo đúng quy định, điều lệ, nội quy của các đơn vị, nhà trường.
  • Đảm bảo sự công bằng trong giảng dạy, đồng thời đánh giá đúng năng lực người học, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí, chống bệnh thành tích trong học tập.
  • Thường xuyên tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, các kỹ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp Giáo dục và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nên làm gì để giữ gìn truyền thống đạo đức Nhà giáo?

Cách tốt nhất để Nhà giáo có thể gìn giữ và bảo vệ truyền thống đạo đức Nhà giáo thì cần tuân thủ một số điều như:

 + Những người làm Nhà giáo không được lợi dụng quyền hạn hay chức vụ để thực hiện các hành vi trái pháp luật hay trái quy định. Tuyệt đối không gây khó dễ đến người học, đồng nghiệp hay những người xung quanh.

+ Tuyệt đối không gian lận hay có những hành vi thiếu trung thực trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy.

+ Không có thái độ chèn ép, thiên vị hay phân biệt đối xử hay có những thành kiến cho người học, tuyệt đối không tiếp tay, bao che cho các hành vi tiêu cực trong giảng dạy, rèn luyện, học tập của người học và đồng nghiệp.

+ Không có những hành vi xúc phạm nhân phẩm người học hay danh dự của người học, đồng nghiệp. Không gây ra các ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của đồng nghiệp và người khác.

+ Không được tổ chức các hoạt động dạy thêm hay học thêm trái với những quy định hiện hành.

+ Trong môi trường công sở, trường học hay những nơi không được phép hoặc khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại đơn vị không hút thuốc lá, uống rượu bia.

+ Khi đang làm công tác giảng dạy, các cuộc họp, học tập, chấm thi hay coi thi không được sử dụng điện thoại di động.

+ Không chia bè phái với đồng nghiệp để không làm mất đoàn kết trong cộng đồng.

+ Không tuyên truyền những thông tin trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước khi đứng trên bục giảng hay hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục.

+ Không lẩn trốn, thoái thác nhiệm vụ, không tự ý bỏ giở, cắt xén buổi dậy hay dồn ép chương trình… làm ảnh hưởng đến nề nếp, kỷ cương của nhà  trường.

+ Tuyệt đối không tham gia các hoạt động hay những tổ chức liên quan đến các tệ nạn xã hội như ma túy, mê tín dị đoan, cờ bạc, mại dâm, không truyền bá lưu trữ văn hóa phẩm đồi trụy độc hại…

Giáo viên thường xuyên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Xem thêm:

Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và phát huy đạo đức Nhà giáo

Hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo đang thực hiện các việc để từ đó xây dựng, phát huy đạo đức Nhà giáo, cụ thể như:

– Ngày 16/4/2008 Bộ GDĐT Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT liên quan về đạo đức Nhà giáo.

– Bộ GDĐT ban hành Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT vào ngày 7 tháng 5 năm 2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức Nhà giáo.

– Có nhiều thông tư được ban hành như thông tư về tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về đạo đức Nhà giáo, bao gồm: Số 14/2018/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 4/9/2018 quy định về chuẩn hiệu trưởng các cơ sở Giáo dục phổ thông và Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành chuẩn nghề nghiệp Giáo viên cơ sở Giáo dục phổ thông thay cho chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm 2007 cho cấp tiểu học, năm 2009 cho cấp THCS, THPT có hiệu lực từ ngày 10/10/2018.

– Ngày 6/12/2018, Bộ GD&ĐT đã thông báo công văn nhằm đôn đốc việc thực hiện những quy định về đạo đức Nhà giáo.

Như vậy qua bài viết ở trên bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về tiêu chuẩn đạo đức Nhà giáo, hy vọng thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn.

nguyenmai

Share
Published by
nguyenmai

Recent Posts

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì hot?

Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển bằng học…

8 tháng ago

Hướng dẫn điền hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược năm 2024…

9 tháng ago

Ngành Điều dưỡng cần học những môn gì?

Điều dưỡng là một trong những chuyên ngành quan trọng trong hệ thống ngành Y…

9 tháng ago

Sự nghiệp văn chương và các tác phẩm nổi bật của Nhà giáo Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng và được mệnh danh là…

1 năm ago

Tìm hiểu về cuộc đời của Nhà giáo Đàm Lê Đức

Nhà giáo Đàm Lê Đức là ai? Tiểu sử và cuộc đời của nhà giáo…

1 năm ago

Các hoạt động diễn ra trong ngày Nhà giáo Hàn Quốc là gì?

Ngày Nhà giáo Hàn Quốc là một trong những ngày lễ kỷ niệm tại đất…

1 năm ago