Với các cô giáo mầm non, việc xây dựng bộ giáo án nhà trẻ cần được thiết kế phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ nhỏ. Dưới đây là nội dung chính của bộ giáo án nhà trẻ 18-24 tháng tuổi các cô giáo mầm non có thể tham khảo.
Tham khảo nhanh các mục chính
1. Phân chia theo chủ đề
Để xây dựng chương trình học phù hợp với độ tuổi, các nội dung của bộ giáo án nhà trẻ 18-24 tháng tuổi được tổ chức xoay quanh những chủ đề gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Chủ đề gần gũi cũng giúp phụ huynh dễ đồng hành cùng con tại nhà như kể chuyện, chơi trò chơi, trò chuyện theo chủ đề đang học tạo nên sự thống nhất trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Những nội dung sẽ xoay quanh các chủ đề như sau:
- Bản thân;
- Gia đình;
- Đồ vật quen thuộc;
- Động vật – thực vật;
- Mùa và thời tiết;
- Nghề nghiệp.

2. Các hoạt động giáo dục chính
- Đón trẻ – chơi tự do: Rèn nề nếp, tạo cảm giác an toàn;
- Làm quen với toán: Nhận biết số lượng đơn giản (1–2), hình khối cơ bản (tròn, vuông…);
- Phát triển ngôn ngữ: Nghe kể chuyện ngắn, gọi tên hình ảnh, bắt chước tiếng kêu con vật;
- Tạo hình: Tô màu, dán hình đơn giản, nặn đất sét;
- Âm nhạc: Hát theo giai điệu, vận động theo nhạc nhẹ nhàng;
- Vận động: Bò, chạy, ném bóng, vượt chướng ngại vật thấp;
- Chơi ngoài trời: Quan sát thiên nhiên, chơi cát, nhặt lá, đuổi bắt nhẹ;
- Chơi góc: Góc phân vai (bán hàng, chăm em bé), góc xây dựng, góc nghệ thuật;
- Hoạt động chiều: Ôn lại bài học, chơi nhẹ, kể chuyện.
3. Tài liệu và học liệu kèm theo
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy và tạo hứng thú cho trẻ, các hoạt động nên được chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
- Hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc rõ nét, bắt mắt giúp trẻ dễ nhận diện và ghi nhớ nội dung học;
- Tư liệu âm thanh và hình ảnh ao gồm các bài hát vui nhộn, tiếng kêu của động vật quen thuộc và âm thanh từ nhạc cụ đồ chơi để kích thích khả năng nghe cảm thụ âm nhạc của trẻ;
- Slide trình chiếu ngắn gọn nhiều hình ảnh, ít chữ để hỗ trợ giáo viên trình bày nội dung học một cách trực quan, hấp dẫn;
- Danh mục đồ dùng theo chủ đề gợi ý cụ thể các vật liệu, học cụ cần chuẩn bị cho từng hoạt động (như kéo, hồ dán, đồ chơi mô hình, khối gỗ…), giúp giáo viên tổ chức lớp học hiệu quả và khoa học.
4. Mục tiêu giáo dục theo 5 lĩnh vực phát triển
Mỗi hoạt động trong giáo án cần được thiết kế nhằm hỗ trợ trẻ phát triển hài hòa và đồng đều trên 5 lĩnh vực cơ bản sau:
- Phát triển thể chất
Tạo cơ hội để trẻ vận động đa dạng, như bò, đi, chạy, bật và thực hiện các động tác tay đơn giản như cầm, nắm, xếp, lắp. Hoạt động thể chất giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, phối hợp linh hoạt giữa tay và mắt, phát triển các kỹ năng vận động thô và tinh.
- Phát triển ngôn ngữ
Khuyến khích trẻ phát âm từ đơn giản, nối từ thành cụm, lắng nghe và phản hồi các lời nói gần gũi. Qua các trò chơi và giao tiếp hàng ngày, trẻ sẽ mở rộng vốn từ, biết sử dụng lời nói để diễn đạt nhu cầu và tương tác với người lớn hoặc bạn bè.

Xem thêm: Mẫu giáo án cắt dán ngôi nhà 5-6 tuổi tăng sáng tạo cho bé
- Phát triển nhận thức
Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các đặc điểm cơ bản của thế giới xung quanh như màu sắc, kích thước, hình khối và các đồ vật quen thuộc. Trẻ được khám phá, đặt câu hỏi và hình thành khả năng tư duy ban đầu qua các hoạt động phù hợp với độ tuổi.
- Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội
Tạo môi trường để trẻ thể hiện cảm xúc như vui, buồn, thích, không thích… đồng thời học cách hòa đồng, chia sẻ và tương tác với cô giáo, bạn bè. Trẻ biết chào hỏi, làm theo yêu cầu đơn giản, bắt đầu hình thành thói quen giao tiếp cơ bản.
- Phát triển thẩm mỹ
Khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ thông qua hoạt động nghe nhạc, vận động theo nhạc, xem tranh ảnh, vẽ nguệch ngoạc hay tạo hình bằng các vật liệu đơn giản. Qua đó, trẻ được tiếp xúc với cái đẹp và phát triển khả năng cảm nhận nghệ thuật một cách tự nhiên.
Bài viết trên của Thvntuonglai đã giúp các cô giáo mầm non nắm được nội dung chính của bộ giáo án nhà trẻ 18-24 tháng tuổi cần đảm bảo những gì đồng thời nắm được cách xây dựng chương trình theo chủ đề sao cho phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ.