Categories: Nấu ăn

Tác phẩm di cảo là gì? Quyền bảo hộ tác phẩm là gì?

Trong trường hợp các bài thơ, văn của các tác giả nổi tiếng qua đời vậy tác phẩm này có phải là tác phẩm di cảo không? Bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời!

Tham khảo nhanh các mục chính

Tác phẩm di cảo là gì?

Tác phẩm di cảo là tác phẩm của các tác giả được công bố lần đầu sau khi tác giả đã chết.

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP

Thời hạn bảo hộ tác phẩm di cảo

Tác phẩm di cảo được công bố khi tác giả đã không còn nữa. Tuy nhiên pháp luật vẫn quy định về thời hạn bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm này.

  • Thời hạn bảo hộ tác phẩm di cảo đối với quyền nhân thân

Các quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả vẫn được bảo hộ vô thời hạn.

Thời hạn bảo hộ tác phẩm di cảo

Xem thêm: Huy Cận tác phẩm

  • Thời hạn bảo hộ tác phẩm di cảo đối với quyền tài sản

Theo hướng dẫn tại Điều 24 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

“… quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.”

Như vậy, quyền tài sản đối với tác phẩm di cảo không cần phân biệt loại hình tác phẩm; đều được bảo hộ năm mươi năm tính từ khi tác phẩm được công bố.

Quyền sử dụng tác phẩm di cảo trong thời gian được bảo hộ

Chủ thể có khả năng trở thành chủ sở hữu quyền tác giả hợp pháp của tác phẩm di cảo chính là tổ chức, cá nhân thừa kế của tác giả.

Tuy nhiên, tác phẩm di cảo vẫn có thể được sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:

“a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.”

Các đối tượng bảo hộ quyền tác giả

Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi tắt là Nghị định 22), quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

Các đối tượng bảo hộ quyền tác giả

Xem thêm: Báo tường 20/11 đoạt giải

(i) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác

(ii) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

(iii) Tác phẩm báo chí

(iv) Tác phẩm âm nhạc

(v) Tác phẩm sân khấu

(vi) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự

(vii) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

(viii) Tác phẩm nhiếp ảnh

(ix) Tác phẩm kiến trúc

(x) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học

(xi) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

(xii) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về tác phẩm di cảo là gì? Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc!

Khải Nguyên

Share
Published by
Khải Nguyên

Recent Posts

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì hot?

Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển bằng học…

8 tháng ago

Hướng dẫn điền hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược năm 2024…

9 tháng ago

Ngành Điều dưỡng cần học những môn gì?

Điều dưỡng là một trong những chuyên ngành quan trọng trong hệ thống ngành Y…

9 tháng ago

Sự nghiệp văn chương và các tác phẩm nổi bật của Nhà giáo Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng và được mệnh danh là…

1 năm ago

Tìm hiểu về cuộc đời của Nhà giáo Đàm Lê Đức

Nhà giáo Đàm Lê Đức là ai? Tiểu sử và cuộc đời của nhà giáo…

1 năm ago

Các hoạt động diễn ra trong ngày Nhà giáo Hàn Quốc là gì?

Ngày Nhà giáo Hàn Quốc là một trong những ngày lễ kỷ niệm tại đất…

1 năm ago