Categories: Nấu ăn

Những tác phẩm văn học kinh điển thế giới không thể bỏ qua

Trong nền văn học thế giới từ xưa đến nay đã có rất nhiều tác phẩm văn học kinh điển để lại giá trị sâu sắc đối với nhân loại. Dưới đây là những tác phẩm văn học hay nhất mọi thời đại được đánh giá cao về nội dung và nghệ thuật.

Tham khảo nhanh các mục chính

Những tác phẩm văn học kinh điển hay nhất

Những người khốn khổ

“Những người khốn khổ” là tiểu thuyết của văn hào người Pháp Victor Hugo. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tác phẩm văn học kinh điển của nền văn học thế giới thế kỷ XIX.

Bộ tiểu thuyết không chỉ đề cập đến bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà còn được xem là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, chính trị, luật pháp, công lý, triết lý, kiến trúc và tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là tác phẩm có giá trị lớn của nhân loại cả về mặt nội dung cũng như là hình thức.

Thông qua tác phẩm, nhà văn Victor Hugo ca ngợi tình yêu giữa con người với con người và thể hiện tình yêu tổ quốc. Trong tâm trạng của một người tị nạn, nhà văn đã ghi những cảnh vật nước Pháp mà ông yêu quý, đặc biệt là những hình ảnh về Paris phông nền chính cho cả tác phẩm. 

Qua các nhân vật của mình, ông còn biểu lộ tấm lòng thương yêu vô hạn đối với những nạn nhân đau khổ của xã hội tư sản, những con người nhỏ bé, khốn khổ trong xã hội. “Những người khốn khổ” khiến cho người đọc có cái nhìn về cuộc sống, biết yêu thương, chia sẻ và trân trọng những gì mình đang có.

Những tác phẩm văn học kinh điển thế giới không thể bỏ qua

Xem thêm: Tổng quan thông tin về khái niệm và đặc trưng văn học là gì?

Tiếng chim hót trong bụi mận gai

“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” là một tiểu thuyết của nữ nhà văn Úc Colleen McCulough. Tác phẩm ra mắt lần đầu vào năm 1977 và nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển của thế giới. 

Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu của Cha xứ Ranfơ và Mecghi xinh đẹp. Nhưng vì thân phận, địa vị của mình nên cha xứ đã phải chạy trốn cảm xúc suốt đời. Tình yêu của họ là cảm xúc yêu thương mãnh liệt, có khi chia xa và gần nhau rồi lại là đau khổ, bi kịch. Kết thúc câu chuyện tình yêu buồn đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của người đọc. 

Với diễn biến liền mạch, không dài dòng lê thê, tác giả Colleen hấp dẫn người đọc ngay từ những trang sách đầu tiên. Câu chuyện với truyền thuyết về một chú chim hót hay nhất thế gian và chỉ hót duy nhất một lần trong đời như chính tình yêu của hai nhân vật chính trong truyện có sức lay động với độc giả.

Cuốn theo chiều gió

Đây là một tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của nhà văn Margaret Mitchell, được xuất bản năm 1936 và đã giúp ông giành giải Pulitzer vào năm 1937. Tác phẩm kinh điển này sau đó được chuyển thể thành phim đã khẳng định được sức sống của áng văn chương bất hủ trường tồn theo thời gian.

Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh cô gái Scarlett O’Hara ở miền Nam xinh đẹp, thông minh, mạnh mẽ với lối sống phóng khoáng, dám nghĩ dám làm. Cô đã phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Hình ảnh của cô tượng trưng cho những người phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ, tự lập, khao khát khẳng định chính mình. 

Bên cạnh đó, tác phẩm còn ca ngợi tình yêu đôi lứa khi khắc họa câu chuyện tình lãng mạn của Scarlett O’Hara và anh chàng Rhett Butler. Qua tác phẩm người đọc sẽ có bài học về lí tưởng sống, tình yêu thương, sức mạnh vượt qua khổ đau, bất hạnh và tình yêu nam nữ.

Chiến tranh và hòa bình

“Chiến tranh và hòa bình” của đại văn hào L.Tônxtôii được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giới. Đây là cuốn tiểu thuyết dài nhất của nước Nga vào thế kỷ XIX và của cả thế giới sau này. Để tạo ra 500 nhân vật trong truyện với 100 nhân vật chính, Lev Tolstoy đã nghiền ngẫm hầu như tất cả sách trong thư viện.

Tác phẩm phản ánh chân thực và sống động một giai đoạn bi tráng của xã hội nước Nga. Với cốt truyện dựa trên hai biến cố lịch sử đầu thế kỉ XIX: Cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812. Đồng thời, tác phẩm cũng phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812 và 1812 – 1820.

Một trong những thành công nữa của “Chiến tranh và hòa bình” đó là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. Thông qua tác phẩm, nhà văn đã vẽ lên đời sống con người với nhiều cung bậc cảm xúc: hy vọng, tham vọng, đau thương, thỏa mãn, tương khắc…

Mỗi nhân vật gắn đều liền với số phận, với những tâm trạng gắn bó theo từng bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là tính cách tân của Lev Tolstoy về thể loại anh hùng ca. Qua đó, hình tượng anh hùng ca hiện đại xuất hiện nhiều hơn trong văn học Nga và văn học thế giới.

Lev Tolstoy muốn cho độc giả nhận thấy sự ra đời của nước Nga, một quốc gia đa chủng tộc, với nhiều tập quán và ngôn ngữ khác nhau, có thể đoàn kết lại để chống kẻ xâm lăng. Tác phẩm bày tỏ khát vọng yêu chuộng hòa bình, bừng lên giá trị nhân văn sâu sắc, xứng đáng là tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại. 

Những tác phẩm văn học kinh điển thế giới không thể bỏ qua

Xem thêm: Tác phẩm văn học là gì? Đặc trưng về nội dung và hình thức của văn học

Ông già và biển cả 

“Ông già và biển cả” là một cuốn tiểu thuyết ngắn được tác giả Ernest Hemingway viết vào năm 1952. Chính nhờ tác phẩm này, ông được trao giải thưởng Pulitzer năm 1953 và giải Nobel Văn học năm 1954. 

Trong tác phẩm này, nhà văn đã dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả ba phần nổi còn lại bảy phần chìm khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng và cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Qua đó ca ngợi sức lao động phi thường và khát vọng của con người.

Không giống như tác phẩm khác đi sâu vào khắc họa thông điệp duy nhất, “Ông già và biển cả” là một chuỗi những tầng nghĩa biểu tượng xuyên suốt cả tác phẩm. Cũng bởi vậy, tác phẩm trở thành một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Ernest Hemingway.

Chỉ với một câu chuyện về chuyến đánh cá của một ông lão, Ernest Hemingway đã mang đến cho người độc một bức tranh của hiện thực, trần trụi đến phũ phàng, nhưng cũng đầy tính nhân văn. Tác phẩm khép lại sau hơn 100 trang sách nhưng những ý nghĩa biểu tượng của nó không dễ gì mà hiểu hết được.

Thép đã tôi thế đấy

“Thép đã tôi thế đấy” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nikolai A.Ostrovsky đã viết khi trên giường bệnh. Trong khi ông bị mù và bại liệt, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể nhưng ông vẫn viết nên tác phẩm với nghị lực phi thường.

Tác phẩm đã ghi lại cả một quá trình tôi thép, bước đường gian khổ trưởng thành của thế hệ thanh niên Xô viết đầu tiên. Qua đó ta thấy từng con người trong một quần chúng rộng lớn trưởng thành như thế nào dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. 

Tác phẩm này có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Liên Xô và nền văn học thế giới. Nội dung cuốn sách nhằm khích lệ tinh thần người chiến sĩ. Chừng nào loài người còn khát vọng được mơ ước, được thực hiện lý tưởng của mình. Chính vì vậy, “Thép đã tôi thế đấy” vẫn còn là cuốn sách hấp dẫn, có giá trị to lớn đối với nhân dân lao động trên toàn thế giới.

nguyenphuong

Share
Published by
nguyenphuong

Recent Posts

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì hot?

Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển bằng học…

8 tháng ago

Hướng dẫn điền hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược năm 2024…

9 tháng ago

Ngành Điều dưỡng cần học những môn gì?

Điều dưỡng là một trong những chuyên ngành quan trọng trong hệ thống ngành Y…

9 tháng ago

Sự nghiệp văn chương và các tác phẩm nổi bật của Nhà giáo Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng và được mệnh danh là…

1 năm ago

Tìm hiểu về cuộc đời của Nhà giáo Đàm Lê Đức

Nhà giáo Đàm Lê Đức là ai? Tiểu sử và cuộc đời của nhà giáo…

1 năm ago

Các hoạt động diễn ra trong ngày Nhà giáo Hàn Quốc là gì?

Ngày Nhà giáo Hàn Quốc là một trong những ngày lễ kỷ niệm tại đất…

1 năm ago