Sư phạm là khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học. Còn theo cách hiểu giản dị nhất, sư phạm có nghĩa là người thầy mẫu mực, khuôn phép, tấm gương sáng cho học trò noi theo. Làm việc trong ngành sư phạm là tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội. Vậy sinh viên ngành sư phạm có được miễn học phí không? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Tham khảo nhanh các mục chính
Sư phạm là ngành nghề cao quý và luôn được coi trọng trong xã hội. Theo phiên âm Hán Việt: sư có nghĩa là thầy còn phạm là khuôn thước, mẫu mực.
Xem thêm: lương giáo viên Vinschool
Như vậy, theo cách hiểu đơn giản nhất, sư phạm có nghĩa chỉ người thầy mẫu mực, khuôn phép. Là người thầy, bạn sẽ là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Chọn làm việc trong ngành sư phạm đồng nghĩa với việc bạn sẽ tham gia vào sự nghiệp trồng người, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Mỗi ngành nghề đều yêu cầu những phẩm chất và kĩ năng cần có riêng để có thể làm việc tốt nhất trong lĩnh vực đó. Với ngành sư phạm, bạn cần có nhiều kĩ năng và phẩm chất, ví dụ như:
Chính sách sinh viên sư phạm không phải nộp học phí được quy định tại Điều 77, Luật Giáo dục 1998 và Điều 89 của Luật Giáo dục 2005: “Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí”.
Xem thêm: lương giáo viên
Thế nhưng, quy định này đã có thay đổi tại Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020.
Theo đó, Điều 85 của Luật Giáo dục 2019 quy định: “Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo”.
Ngoài ra, học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí quy định.
Cũng có hiệu lực từ 1/7/2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 quy định hợp đồng không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 3 trường hợp sau:
Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật viên chức 2010 và người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.
Một điểm mới của Luật này là thời hạn của hợp đồng làm việc xác định thời hạn cũng được kéo dài đến 60 tháng (hiện nay tối đa chỉ đến 36 tháng).
Luật cũng quy định rõ 03 đối tượng được tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển gồm: Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển bằng học…
Để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược năm 2024…
Điều dưỡng là một trong những chuyên ngành quan trọng trong hệ thống ngành Y…
Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng và được mệnh danh là…
Nhà giáo Đàm Lê Đức là ai? Tiểu sử và cuộc đời của nhà giáo…
Ngày Nhà giáo Hàn Quốc là một trong những ngày lễ kỷ niệm tại đất…