Các tác phẩm của Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX. Dưới đây là những tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc!
Tham khảo nhanh các mục chính
“Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. Có thể nói, đây là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông khi nó thể hiện một cách chân thực những tấn bi kịch mà một người thuộc tầng lớp nông dân nghèo thuộc xã hội cũ – xã hội bị tha hoá – phải gánh chịu.
Lão Hạc là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, được viết vào năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực bởi nội dung của tác phẩm đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
Đời thừa được ra đời vào năm 1943, khẳng định một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả nhân loại, để cho ai ai cũng đọc được.
Trăng sáng (Giăng sáng) ra đời vào năm 1943, là chuyện kể về nhà giáo thất nghiệp tên Điền. Những đêm trăng sáng, anh thường đem những chiếc ghế mây mà nhà trường trả thay cho tiền lương dạy học ra sân để ngắm trăng và thả hồn theo giấc mộng văn chương.
Tác phẩm Một bữa no được trích từ Tuyển tập Nam Cao của nhà xuất bản thời đại, được sáng tác năm 1943. Nhớ lại thời điểm này, đây là thời điểm trước cách mạng, đất nước gặp rất nhiều khó khăn, không ngừng chịu sự hoành hành của giặc ngoại xâm ta còn phải chịu nạn giặc đói và giặc dốt.
Người ta thường chết đói chứ mấy ai chết vì ăn no quá! Vậy nhưng trong truyện ngắn Một bữa no, Nam Cao đã cho ta thấy một câu chuyện đầy xót xa về một bà cụ quá đói và chết bởi vì một bữa ăn chực mâm cơm của nhà giàu trên tỉnh.
Mõ – cái chức vụ sai vặt xoàng xĩnh, thấp kém trong xã hội trước – thì có tư cách kiểu gì? Và liệu có những người sinh ra đã là một thứ “mõ chính tông”? Lộ, nhân vật chính trong Tư cách mõ, đã từng là một anh nông dân hiền lành, chân chất, được mọi người thương mến, quý trọng. Nể lời gửi gắm và cả dỗ dành của giáo họ, anh nhận lời làm mõ khi được hứa cho mấy sào vườn không phải đóng thuế.
Truyện Nước mắt lấy cảm hứng từ câu nói của một nhà văn Pháp: “Người chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ, và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ”. Nhân vật chính là Điền – cái tên quen thuộc đối với những độc giả của Nam Cao.
Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển bằng học…
Để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược năm 2024…
Điều dưỡng là một trong những chuyên ngành quan trọng trong hệ thống ngành Y…
Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng và được mệnh danh là…
Nhà giáo Đàm Lê Đức là ai? Tiểu sử và cuộc đời của nhà giáo…
Ngày Nhà giáo Hàn Quốc là một trong những ngày lễ kỷ niệm tại đất…