Categories: Nhà giáo

Nhà giáo nhân dân là gì? Tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân

Nhà giáo nhân dân là gì? Tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân như thế nào?… Để tìm hiểu rõ hơn về danh hiệu cao quý nhà giáo nhân dân bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tham khảo nhanh các mục chính

Nhà giáo nhân dân là gì?

Có lẽ ai cũng đã nghe đến danh hiệu Nhà giáo nhân dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng như trên tivi, báo, đài, mạng xã hội…

Nhà giáo nhân dân là gì? Nhà giáo nhân dân là danh hiệu cao nhất được nhà nước  Việt Nam trao tặng cho các cá nhân làm trong lĩnh vực ngành Sư phạm hoặc đóng góp nhiều cho sự nghiệp Giáo dục.

Quyền lợi của nhà giáo nhân dân

Danh hiệu Nhà giáo nhân dân sẽ mang đến giá trị về mặt tinh thần và được hưởng nhiều các quyền lợi theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 71 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.

Đồng thời khi được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân sẽ được tặng thưởng Huy hiệu, bằng khen cùng mức tiền thưởng là 12,5 lần so với mức lương cơ sở.

Tiêu chuẩn để đạt danh hiệu Nhà giáo nhân dân là gì?

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân

Căn cứ theo Điều 8 của Nghị định 27 trong việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân các đối tượng cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn cụ thể như:

– Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam, bên cạnh đó chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện đúng các nội quy, quy chế của những đơn vị, cơ quan, tổ chức tại địa phương cư trú.

– Là người có tâm huyết, phẩm chất đạo đức tốt, luôn tận tụy với nghề. Trở thành nhà giáo tiêu biểu, là tấm gương sáng mẫu mực và có tầm ảnh hưởng nhất định đến ngành và toàn xã hội. Nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp, người học và nhân dân trong việc giảng dạy, đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học.

Nhà giáo nhân dân là danh hiệu cao nhất được nhà nước Việt Nam trao tặng

Xem thêm:

– Người đã được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” ít nhất 1 lần thuộc cấp tỉnh, Bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, Bộ. Nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (đối với trường hợp là giáo viên mầm non, tiểu học Trung học cơ sở có 2 lần được tặng Bằng khen từ cấp tỉnh, Bộ trở lên).

– Người đã từng có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu được áp dụng trong giảng dạy có hiệu quả, được nghiệm thu trực tiếp từ hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên.

– Là nhà giáo cần có thời gian trực tiếp giảng dạy trên 20 năm. Đối với các cán bộ Quản lý giáo dục yêu cầu phải có thời gian công tác trong ngành trên 25 năm và trong đó có trên 15 năm  trực tiếp tham gia vào giảng dạy hoặc nuôi dạy.

Khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ở trên giáo viên hoặc cán bộ quản lý giáo dục sẽ được công nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

Có thể thấy rằng theo quy định ở trên để trở thành Nhà giáo nhân dân trong lĩnh vực Giáo dục sẽ là người thực sự đạt được nhiều thành tích tốt trong công việc và có năng lực thật sự. Hy vọng thông tin bài viết ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

nguyenmai

Share
Published by
nguyenmai

Recent Posts

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì hot?

Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển bằng học…

8 tháng ago

Hướng dẫn điền hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược năm 2024…

9 tháng ago

Ngành Điều dưỡng cần học những môn gì?

Điều dưỡng là một trong những chuyên ngành quan trọng trong hệ thống ngành Y…

9 tháng ago

Sự nghiệp văn chương và các tác phẩm nổi bật của Nhà giáo Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng và được mệnh danh là…

1 năm ago

Tìm hiểu về cuộc đời của Nhà giáo Đàm Lê Đức

Nhà giáo Đàm Lê Đức là ai? Tiểu sử và cuộc đời của nhà giáo…

1 năm ago

Các hoạt động diễn ra trong ngày Nhà giáo Hàn Quốc là gì?

Ngày Nhà giáo Hàn Quốc là một trong những ngày lễ kỷ niệm tại đất…

1 năm ago