Categories: Nhà giáo

Tìm hiểu tiểu sử và sự nghiệp của Nhà giáo Chu Văn An

Chu Văn An – người Thầy phong kiến có rất nhiều đóng góp còn giá trị đến thế hệ sau này của đất nước. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tiểu sử và sự nghiệp nhà giáo Chu Văn An ở bên dưới bài viết.

Tham khảo nhanh các mục chính

Tiểu sử Nhà giáo Chu Văn An

Chu Văn An sinh năm 1292, mất năm 1370, Thầy được sinh ra tại làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Như nhiều người đã biết Chu Văn An chính là người thầy vĩ đại và đã có công phổ biến Giáo dục cho Việt Nam. Bên cạnh đó Thầy còn là người sáng lập ra trường học tư thục đầu tiên tại Việt Nam.

Quan điểm của Thầy là dạy học không phân biệt giàu nghèo và học phải đi đôi với  hành. Để phục vụ công việc dạy học Thầy đã biên soạn ra cuốn giáo trình đầu tiên của Việt Nam.

Từ ngôi trường Thầy sáng lập đã đào ra rất nhiều nhân tài cho đất nước và đảm nhiệm nhiều chức quan lớn ở trong triều thời điểm đó như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát.

Vào triều vua Trần Minh Tông, Chu Văn An thi đỗ Thái học sinh tuy nhiên ông không ra làm quan mà mở trường học Huỳnh Cung ở quê nhà. Sau thời gian đó ông được nhà vua mời ra đảm nhiệm chức tư nghiệp Quốc Tử Giám và thực hiện công việc dạy học cho thái tử Vượng (Trần Hiến Tông).

Dưới triều đại nhà Trần khi tình trạng tham quan, nịnh thần diễn ra ngày càng lộng hành, Chu Văn  An dâng sớ xin chém đầu 7 tên gian thần, tuy nhiên vua Trần Dụ Tông không chấp nhận sớ của ông.

Nhà giáo Chu Văn An

Sau đó Thầy đã cáo quan về Sao Đỏ, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương tiếp tục với công việc dạy học, nghiên cứu y học, viết sách và cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tiều Ẩn thi tập, Tiều Ẩn Quốc ngữ thi tập…

Vua đã phong tước Văn Trinh Công cho Chu Văn An sau khi Thầy mất và thờ cùng với các bậc thánh hiền tại Văn miếu Quốc Tử Giám.

Sau tất cả những đóng góp của Thầy cho nền giáo dục cho nước ta ngày 16 tháng 4 năm 2019, Chu Văn An được Unesco công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Sự nghiệp của Nhà giáo Chu Văn An

Trong suốt cuộc đời của Chu Văn An được chia thành 3 giai đoạn, cụ thể như:

Thầy mở trường dạy học Huỳnh Cung

Vào thời điểm này nước ta xuất hiện rất ít các trường Đại học nhiều người không được đến trường và rơi vào tình trạng thất học.

Bấy giờ cả nước chỉ có 4 ngôi trường nhưng học sinh bình dân không được nhận vào học:

  • Trường Quốc Tử Giám, Trường Tư Thiện, Trường Toát Trai Đường chỉ có con hoàng thất, con quan lại mới được theo học.
  • Trường Yên Tử dành riêng các nhà sư.

Chu Văn An đỗ đạt Thái học sinh (tương đương tiến sĩ ngày nay), tuy nhiên với tính cách cương trực của Thầy nên đã không làm quan mà đã về quê tự mở trường học mang tên Huỳnh Cung.

Ngôi trường này không phân biệt học sinh nghèo hay giàu mà sẽ thu nhận tất cả những người muốn theo học. Vào  thời Trần ngôi trường này tạo lên ảnh hưởng rất to lớn. Ông không làm quan mà về quê nhà, mở trường tư thục Huỳnh Cung, thu nhận tất cả các học sinh hiếu học không phân biệt sang hèn.

Trường Huỳnh Cung đã tạo cơ hội học tập cho con em cả những dân thường vẫn có thể tiến hành học và thi cử. Tại mái trường này có 2 học sinh xuất thân từ bình dân nhưng đỗ đạt Thái học sinh là Phạm Sư Mạnh và Lê Quát.

Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám

Thời gian đó trường Huỳnh Cung nổi tiếng và lan truyền đến tận kinh đô Thăng Long nên Thầy đã được của Trần Minh Tông về để đảm nhiệm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, đồng thời tham gia vào nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn cả nước.

Ban đầu Thầy tập trung vào việc giảng dạy cho Thái tử sau và sau khi Trần Hiến Tông lên ngôi vua, Thầy tập trung nhiều hơn vào công việc phát triển Giáo dục.

Dâng thất trảm sớ và lui về ở ẩn

Vào năm 1341, vua Trần Hiến Tông qua đời, Trần Dụ Tông lên làm vua. Nhà vua thời đó ham mê cờ bạc, rượu, tửu sắc nên không chăm lo đến việc nước như trước.

Không thể làm ngơ để gìn giữ kỷ cương triều đình Chu Văn An đã dâng sớ xin chém 7 đầu tên gian thần tuy nhiên không được sự đồng ý từ vua.

Bởi vậy Thầy đã treo mũ quan về quê ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương. Tại đây Thầy vẫn tiếp tục công việc dạy học, viết sách.

Khi lui về ở ẩn, ông vẫn tiếp tục công việc dạy học, viết sách. Đến năm 1370, Chu Văn An qua đời tại núi Phượng Hoàng. Khi nghe tin vua Trần Nghệ Tông đã truy phong cho ông tước hiệu “Văn Trinh” và được thờ tại Văn miếu Quốc Tử Giám.

Đền thờ Nhà giáo Chu Văn An

Xem thêm:

Những thành tựu của nhà giáo Chu Văn An

Chu Văn An là người đỗ đạt cao và đã thành lập ra ngôi trường Huỳnh Cung dành cho tất cả mọi tầng lớp, đây cũng là nơi đào tạo ra nhiều nhân tài.

Sinh ra tại thời điểm Phật giáo đang có sự ảnh hưởng rộng rãi đến mọi tầng lớp tuy nhiên Thầy không trực tiếp bài trừ Phật giáo mà chỉ lên án những tệ nạn phát sinh như lười lao động, mê tín dị đoan.

Từ các thông tin trong bộ sách Nho giáo như: Đại học, Trung dung, Mạnh Tử, Thầy đã biên tập ra bộ giáo trình Tứ Thư Thuyết ước.

Chu Văn An đã biên soạn khá nhiều sách trong đó có cuốn “Y thư lược giải” nhằm ghi chép lại những công dụng chữa bệnh của một số loại cây đông y.

Hầu hết các tác phẩm của Thầy đều thể hiện rất rõ những quan điểm Giáo dục đến nay vẫn còn giá trị như:

  • Cùng lý: Luôn cố gắng tìm hiểu rõ ràng những sự vật, hiện tượng.
  • Chính tâm: Thể hiện tâm hồn trong sạch, chính trực và kiên quyết bài trừ các thói hư tật xấu.
  • Tịch tà: Chống lại các tà thuyết vô căn cứ và mê tín dị đoan.
  • Cự bí: Đấu tranh chống lại mọi điều ảnh hưởng xấu đến tư tưởng.

Hy vọng thông tin chia sẻ về Nhà giáo Chu Văn An ở trên đã cho bạn đọc hiểu thêm về tiểu sử và sự nghiệp của Thầy. Bạn đọc hãy thường xuyên cập nhật chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

nguyenmai

Share
Published by
nguyenmai

Recent Posts

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì hot?

Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển bằng học…

8 tháng ago

Hướng dẫn điền hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược năm 2024…

9 tháng ago

Ngành Điều dưỡng cần học những môn gì?

Điều dưỡng là một trong những chuyên ngành quan trọng trong hệ thống ngành Y…

9 tháng ago

Sự nghiệp văn chương và các tác phẩm nổi bật của Nhà giáo Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng và được mệnh danh là…

1 năm ago

Tìm hiểu về cuộc đời của Nhà giáo Đàm Lê Đức

Nhà giáo Đàm Lê Đức là ai? Tiểu sử và cuộc đời của nhà giáo…

1 năm ago

Các hoạt động diễn ra trong ngày Nhà giáo Hàn Quốc là gì?

Ngày Nhà giáo Hàn Quốc là một trong những ngày lễ kỷ niệm tại đất…

1 năm ago