Cha mẹ rất chú tâm đến việc cho các bé làm quen với bảng chữ cái Tiếng Việt để các con có hành trang tốt nhất khi vào lớp 1. Làm thế nào để các con ghi nhớ 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt cũng như dễ dàng thực hiện cách viết bảng chữ cái Tiếng Việt nghệ thuật. Các bố mẹ cùng theo dõi qua bài tổng hợp dưới đây nhé.
Tham khảo nhanh các mục chính
Bảng chữ cái Tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y
STT | Chữ thường | Chữ hoa | Tên chữ | Phát âm |
1 | a | A | a | a |
2 | ă | Ă | á | á |
3 | â | Â | ớ | ớ |
4 | b | B | bê | bờ |
5 | c | C | xê | cờ |
6 | d | D | dê | dờ |
7 | đ | Đ | đê | đờ |
8 | e | E | e | e |
9 | ê | Ê | ê | ê |
10 | g | G | giê | giờ |
11 | h | H | hát | hờ |
12 | i | I | i | I |
13 | k | K | ca | ca/cờ |
14 | l | L | e – lờ | lờ |
15 | m | M | em mờ/ e – mờ | mờ |
16 | n | N | em nờ/ e – nờ | nờ |
17 | o | O | o | O |
18 | ô | Ô | ô | Ô |
19 | ơ | Ơ | Ơ | Ơ |
20 | p | P | pê | pờ |
21 | q | Q | cu/quy | quờ |
22 | r | R | e-rờ | rờ |
23 | s | S | ét-xì | sờ |
24 | t | T | Tê | tờ |
25 | u | U | u | u |
26 | ư | Ư | ư | ư |
27 | v | V | vê | vờ |
28 | x | X | ích xì | xờ |
29 | y | Y | i dài | i |
Trong bảng chữ cái Tiếng Việt có:
12 nguyên âm đơn bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết bao gồm: ia – yê – iê, ua – uô, ưa – ươ.
17 phụ âm có 1 chữ cái bao gồm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
10 phụ âm được ghép bởi 2 chữ cái bao gồm: ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr.
1 phụ âm được ghép bởi 3 chữ cái: ngh
Căn cứ vào bảng chữ cái cơ bản, có nhiều cách luyện tập để có thể viết bảng chữ cái Tiếng Việt nghệ thuật. Bạn có thể tham khảo một số mẫu để có thể viết bảng chữ cái in hoa nghệ thuật dưới đây:
Bảng chữ cái Tiếng Việt nghệ thuật
Bảng chữ cái nghệ thuật đơn giản
➤ Xem thêm: Vẽ tranh lễ hội ngày Tết truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Việc nhớ và nắm chắc được các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt là tiền đề cho việc học tập của trẻ sau này. Phụ huynh cần cho trẻ làm quen và tiếp xúc dần với bảng chữ cái trước khi vào lớp 1. Việc tiếp cận chỉ để bé làm quen, nhận diện, liên hệ chứ không phải là ép trẻ phải nhớ, thuộc lòng và phải viết rành mạch từng chữ ngay. Bởi đây là một quá trình. Nếu ép trẻ phải học quá sớm, dẫn đến tình trạng trẻ sợ học và bị cảm thấy áp lực nặng nề khi học tập.
Bố mẹ nên kết hợp việc làm quen các chữ cái với đa dạng hình thức, từ những bảng chữ cái nổi, màu sắc đa dạng phong phú, kết hợp cùng tranh ảnh, các hình con vật ngộ nghĩ … để trẻ được liên hệ và tưởng tượng, từ đó dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.
Bảng chữ cái nghệ thuật đẹp
Khoảng thời gian 5 tuổi bố mẹ có thể bắt đầu cho bé luyện chữ theo mẫu, các mẫu chữ thường, các mẫu chữ hoa và bảng chữ cái Tiếng Việt nghệ thuật. Song song với việc luyện nét chữ thì bố mẹ giúp con tăng khả năng nhận diện mặt chữ thông qua các trò chơi ghép nối, tìm đồ vật, con vật, hay nghe các bài hát về bảng chữ cái giúp các bé tiếp thu kiến thức nhanh chóng nhé.
Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển bằng học…
Để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược năm 2024…
Điều dưỡng là một trong những chuyên ngành quan trọng trong hệ thống ngành Y…
Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng và được mệnh danh là…
Nhà giáo Đàm Lê Đức là ai? Tiểu sử và cuộc đời của nhà giáo…
Ngày Nhà giáo Hàn Quốc là một trong những ngày lễ kỷ niệm tại đất…